Nhân chứng lặng người hồi tưởng 12 ngày đêm 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'

Các nhân chứng lịch sử cùng lãnh đạo TP Hà Nội ôn lại kỷ niệm về 12 ngày đêm hào hùng cách đây 45 năm
Các nhân chứng lịch sử cùng lãnh đạo TP Hà Nội ôn lại kỷ niệm về 12 ngày đêm hào hùng cách đây 45 năm
(PLO) -“Tôi có viết một bản Hồi ức. Trình diễn xong, tôi xuống hỏi thấy thế nào thì anh ấy nói “nghe bài của Quang anh khóc luôn”. Nhìn sang 3/4 khán giả Nhà hát Lớn Sài Gòn cũng khóc. Nhạc không lời mà họ khóc như thế, tôi nghĩ do bản nhạc có kỷ niệm không quên của bản thân. Cuộc chiến tranh đó xót xa lắm. Sau này tôi đi lại trên đường Khâm Thiên ban đêm và đến đài tưởng niệm, mặc dù rêu xanh rồi nhưng tôi lúc nào cũng xót xa...”. 

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua nhưng giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại và không khí hào hùng của Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn nguyên trong ký ức của đồng bào, của chiến sĩ cả nước, nhất là với quân và dân Hà Nội. Hà Nội đã trở thành biểu tượng của niềm tin, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Đối với bạn bè quốc tế, Việt Nam đã trở thành lương tri của thời đại. Dòng ký ức của các nhân chứng lịch sử, họ là những cô gái bên mâm pháo cao xạ, là những người thợ, công nhân, dân công trở về đầy ắp, sáng ngời. Họ góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vĩ đại. Hà Nội một thời hào hoa và đau thương đã được nhắc nhớ, khai mở cho mỗi người về tình yêu quê hương, đất nước.

“Tôi không thể lý giải được tại sao mình lại bị bắn rơi”

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” với những ký ức không phai mờ về giai đoạn lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm đến nay vẫn hiển hiện rõ nét trong tâm trí của nhiều thế hệ người Việt. “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng, thắng lợi của bản lĩnh, trí tuệ của các lực lượng vũ trang nhân dân trong cả nước, trong đó nòng cốt là Bộ đội Phòng không – Không quân và nổi bật là quân dân Thủ đô Hà Nội đã phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, nêu cao tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, chiến đấu mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường.

Trong suốt 12 ngày đêm (từ 18 đến 30/12/1972, lực lượng vũ trang đã phối hợp với quân dân thành phố xây dựng lưới lửa phòng không độc đáo, nhiều tầng, nhiều lớp, lập nên một kỳ tích chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Thắng lợi này buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam tập trung toàn lực, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Phạm Tuân đánh giá, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đã bẻ gãy ý đồ xâm lược của đế quốc Mỹ, ngoài chiến công bắn rơi máy bay địch, việc bảo vệ các mục tiêu là hết sức quan trọng. Cụ thể, sau chiến tranh, chỉ có 2 vệt bom B52 rơi vào nội thành, một vệt rơi vào Bệnh viện Bạch Mai và một vệt xuống phố Khâm Thiên, còn hàng trăm lần khác, các tốp máy bay không thể bay vào Hà Nội được, giúp thành phố và các cơ quan trung ương gần như còn nguyên vẹn, tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. “Chỉ 5 tốp B52 vào Hà Nội thì thành phố sẽ bị san bằng. Và sau đó, dù có bắn rơi bao nhiêu thì chúng ta khôi phục lại rất khó. Nhưng sau chiến tranh, Hà Nội cơ bản còn nguyên vẹn, Trung ương còn nguyên vẹn và tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng”, ông Tuân nói.

Bên cạnh đó, ông Tuân cho biết, lúc bấy giờ, chúng ta chỉ mong đánh chứ không nghĩ đến hy sinh. Không quân xác định nếu bắn hai quả tên lửa mà B52 không rơi thì sẵn sàng là quả tên lửa thứ 3. “Và sau này anh Vũ Xuân Thiều đã làm như thế. Anh ở cự ly rất gần, nếu không phải là đánh B52 thì anh thoát ra để đi đánh tiếp, nhưng mệnh lệnh đánh B52 đưa ra rồi, anh xông thẳng vào máy bay địch. Ý chí cao như thế”, ông Tuân chia sẻ.

Ông Tuân cũng đánh giá cao sự phối hợp tác chiến giữa các quân, binh chủng. “Dưới thì pháo bắn lên, trên thì máy bay F4 bắn tên lửa để gây nhiễu, lốm đốm như pháo hoa ngày Tết ấy. Lúc đó bầu trời Hà Nội nhỏ lắm, mỗi đêm 30 – 50 lần B52 thì có khoảng 300 lần máy bay các loại hộ tống. Bầu trời Hà Nội kín máy bay, mà phải vượt qua nó để đánh B52. Tôi bay trên trời cũng sợ, bay thấp là sợ chị em dân quân bắn. Chúng tôi là phi công, biết rõ từng vị trí phòng thủ rồi mà còn ngán nữa là phi công Mỹ. Nếu máy bay địch vào, không quân của ta đuổi từ bên ngoài, tên lửa bắn lên, dưới thấp thì dân quân tự vệ, pháo cao xạ bắn, tất cả trận địa đó thành thế trận chiến tranh nhân dân... phi công Mỹ không thể yên tâm được”, Trung tướng Tuân nói.

Người đầu tiên bắn hạ được máy bay B52 trên bầu trời Hà Nội chia sẻ, khi ông gặp một phi công Mỹ bị giam ở Hỏa Lò, ông có hỏi: Khi vào đánh Hà Nội thì có suy nghĩ gì, phi công này bảo: Chúng tôi biết hết các vũ khí của các ông có. Thậm chí chúng tôi còn luyện tập, diễn tập với chúng nữa. Rồi ông Phạm Tuân hỏi tiếp: Bây giờ ở Hỏa Lò thì nghĩ gì, phi công Mỹ trả lời: Đó là cái khó hiểu. Tôi không thể lý giải được tại sao mình lại bị bắn rơi. Anh hùng Phạm Tuân cho rằng, từ ý chí, trí tuệ của người Việt Nam đã làm nên sức mạnh tổng thể, vượt qua khó khăn, nảy sinh ra những sáng tạo để đi đến chiến thắng và có được sự khâm phục từ chính kẻ thù. 

“Mãi là nỗi ám ảnh với tôi và người dân Khâm Thiên”

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục Phó Cục Tác Chiến – Bộ Tổng Tham mưu năm nay đã bước sang tuổi 90. Vị tướng già vẫn nhớ như in từng chi tiết, từng sự kiện quan trọng trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử trên bầu trời Thủ đô. Là một trong 2 người đầu tiên nhận tin B52 tấn công miền Bắc tại hầm chỉ huy tác chiến T1, Thiếu tướng đã dùng hai từ “lặng người” và “điếng người” khi nhớ lại cảm giác của mình trong đêm 18/12/1972.

“Khi nhận được quyết định kéo còi báo động cho thành phố Hà Nội sớm hơn quy định, tôi khẩn trương chạy lại ấn còi báo động, lập tức còi trên nóc nhà Quốc hội (Hội trường Ba Đình) rú vang. Tức thì, 16 còi báo động trên toàn thành phố cũng tự động hưởng ứng. Trong thâm tâm tôi chỉ nhắc bảo: Đồng bào ơi, xuống hầm. Đồng bào ơi, xuống hầm đi. Khi tôi kéo còi xong, một loạt điện thoại trong hầm Sở chỉ huy kêu lên, nhiều người hỏi đó là thực hay chỉ tập dượt. Tôi trả lời: “Mời đồng chí xuống hầm” và bỏ điện thoại xuống không kịp giải thích”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh kể lại. 

Chia sẻ về những ký ức của 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, nhạc sỹ Phú Quang cho biết: “Đêm B52 rải thảm Thủ đô Hà Nội vẫn là sự ám ảnh với tôi đến bây giờ. Nhà tôi ở phố Khâm Thiên, là nơi đặt tượng đài tưởng niệm nạn nhân Khâm Thiên. Hôm đó, bom nổ ầm ầm cả đoạn phố, tôi và chị gái, anh rể kịp thời xuống căn hầm trú bom. Lúc ngớt bom, cả đoạn phố bị san phẳng và nhìn sang tận phố Đê La Thành. Người bạn thân của tôi cũng bị bức tường gạch đè chết, xác người khắp nơi. Hình ảnh người phụ nữ lặng người cầm viên gạch vỡ đưa tiễn 26 người con, cháu, họ hàng bị chết trong trận rải thảm bom B52 ngày đó vẫn là nỗi ám ảnh với tôi và người dân Khâm Thiên”.

Nhạc sĩ Phú Quang kể, sau này, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp vận động các ca sĩ, nhạc sĩ có tên tuổi, tài năng viết giao hưởng về chiến tranh. “Tôi có viết một bản Hồi ức. Trình diễn xong, tôi xuống hỏi thấy thế nào thì anh ấy nói “nghe bài của Quang anh khóc luôn”. Nhìn sang 3/4 khán giả Nhà hát Lớn Sài Gòn cũng khóc. Nhạc không lời mà họ khóc như thế, tôi nghĩ do bản nhạc có kỷ niệm không quên của bản thân. Cuộc chiến tranh đó xót xa lắm. Sau này tôi đi lại trên đường Khâm Thiên ban đêm và đến đài tưởng niệm, mặc dù rêu xanh rồi nhưng tôi lúc nào cũng xót xa”.

Pháo thủ Phạm Thị Viễn – cô gái trắng khăn tang bên mâm pháo năm xưa, nghe nhắc đến những ngày cuối tháng chạp năm 1972, giọng bà chùng xuống, ký ức dội về những năm tháng đau thương nhất trong cuộc đời bà. Năm 1967 ngôi nhà của gia đình bà bị trúng bom khiến mẹ bà qua đời khi đó bà mới tuổi đôi mươi. Bà đã tham gia tự vệ. Trung đội tự vệ của Nhà máy cơ khí Mai Động gồm 11 người và hai khẩu pháo phòng không 14,5mm. Ngày 26 -12/1972, Hà Nội ngập trong khói bom, những chùm bom ác nghiệt đã gieo tai ương thảm khốc xuống các khu dân cư như dãy phố Khâm Thiên, Yên Viên, Uy Nỗ... Đêm ấy, cả thành phố thấp thỏm trong tiếng còi báo động chốc chốc lại rú lên kinh hoàng. Một loạt B 52 bất ngờ dội bom xuống làng Tương Mai và bố bà đã qua đời trong trận bom thả đó. 

“Căn hầm nơi ông thường ẩn nấp đã thành một hố bom sâu hoắm, mãi ba ngày sau tôi mới tìm thấy bố nhưng chỉ còn một phần thân thể rách nát, chỉ nhận ra ông qua vạt bông đẫm máu. Vừa khóc tôi vừa nhặt từng phần xương thịt của bố gom lại. Nhiều ngày sau, tôi mới lại tìm thấy bàn tay của bố. Mỗi lần nhặt được chút xương thịt nào, ba chị em lại gói vào tấm nilông rồi vùi xuống mộ bố”, bà Viễn xúc động nhớ lại.

... Và còn rất nhiều cựu chiến binh đã từng được sống trong thời khắc lịch sử đó mà chúng tôi chưa có dịp được gặp nhưng khi nhắc lại về một thời lịch sử oai hùng, chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thể hiện rõ bản lĩnh trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trong thời đại mới. Bốn mươi lăm năm nhìn lại, chúng ta càng thấy tự hào về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng “Điện Biên phủ trên không”. Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc ta trong thế kỷ 20. Để viết nên trang sử vẻ vang đó, bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt đã đổ xuống mảnh đất quê hương, biết bao lớp người đi trước đã ngã xuống, bao người trở về chẳng còn lành lặn.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.