Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Thắng lợi từ quyết định thành lập phi đội bay đánh đêm

B-52 phơi xác trên đường phố Hà Nội, một trong những tấm ảnh nổi tiếng về trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
B-52 phơi xác trên đường phố Hà Nội, một trong những tấm ảnh nổi tiếng về trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
(PLO) - Từ cuối những năm 1960, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) đã nhận định: Nếu ta có được lực lượng bay đêm giỏi, máy bay Mỹ sẽ không thể “làm mưa làm gió”. Tháng 8/1970, Phi đội trưởng Đinh Tôn, Phi đội phó Hoàng Biểu, phi công Đặng Xây và Vũ Đình Rạng đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B52 trên vùng trời Khu 4.

Sau nhiều ngày nghiên cứu, Không quân ta tìm ra cách đánh máy bay B52, rồi xây dựng phương án tác chiến, phương án dẫn đường và tổ chức bay huấn luyện.

Hướng tới kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2017), sáng 14/12, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội đã phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng PK-KQ tổ chức khai mạc Triển lãm sách, báo và giao lưu tác giả, tác phẩm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Dự khai mạc Triển lãm có Trung tướng Đỗ Căn - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Triển lãm được trưng bày theo 6 nội dung gồm: Sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Truyền thống anh hùng của Bộ đội PK-KQ Việt Nam; Chiến thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ - Sự kiện “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam; Dư luận thế giới về sự kiện “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” qua hình ảnh.

Với hơn 1000 ấn phẩm được trưng bày, Triển lãm giới thiệu những tài liệu quý về Chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mà Thư viện Quân đội và Thư viện Quân chủng PK-KQ sưu tầm và lưu trữ trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, Thư viện Quân đội còn tổ chức giao lưu tác giả, tác phẩm với chủ đề: “Đỏ rực - Bầu trời Hà Nội” với hai diễn giả: Trung tướng Phạm Phú Thái - nguyên Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ, tác giả cuốn hồi ký “Lính bay” và Trung tá Nguyễn Sĩ Hưng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, nguyên Phi công Mig-21, tác giả của hai tác phẩm mới xuất bản là: “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) - Nhìn từ hai phía” và “Chiến tranh trên không ở Việt Nam (1965-1973) - Phía sau những trận không chiến” (Trung tướng, TS. Nguyễn Đức Soát là đồng tác giả).

Trong 8 năm diễn ra cuộc chiến tranh trên không ở Việt Nam (từ 1965- 1973), Không quân nhân dân Việt Nam cùng các lực lượng phòng không của Quân chủng PK- KQ đã chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong thế trận phòng không nhân dân, bảo vệ bầu trời miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao Không quân nhân dân Việt Nam nhỏ bé, với vũ khí lạc hậu và phi công trẻ tuổi, ít giờ bay lại có thể chiến thắng lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ? Khi đọc cuốn sách “Chiến tranh trên không ở Việt Nam (1965-1973) - Phía sau những trận không chiến”, người đọc có thể hiểu hơn về đặc điểm hình thành và vận dụng chiến thuật trong chiến tranh trên không ở Việt Nam; Lý thuyết chung về chiến thuật không quân tiêm kích Việt Nam; những nét đặc trưng trong chiến thuật của MiG-17; MiG-19; Hình thức chiến thuật “Đánh chặn mới” của MiG-21…

Cuối năm 1972, từ ngày 18/12 đến ngày 30/12, sau khi Hội nghị Paris bế tắc do sự ngoan cố và hiếu chiến của đế quốc Mỹ, Quân đội Hoa Kỳ đã huy động lực lượng Không quân chiến lược (SAC) dùng máy bay chiến lược B52 ném bom rải thảm vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên… Đây là chiến dịch tập kích đường không lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Mỹ đã sử dụng 50% tổng số máy bay B52 kết hợp với hàng ngàn máy bay chiến thuật của Không quân và Hải quân Mỹ đang triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đặt tên cho cuộc tập kích đường không lớn nhất này là Linebacker II.

Trong chiến dịch Linebacker II, Mỹ đã huy động 1.192 máy bay các loại và nhiều vũ khí trang bị khác. Cụ thể, máy bay B-52 gồm 193 chiếc, trong tổng số 400 chiếc. Như vậy, số B-52 được huy động cho chiến dịch xấp xỉ 50% tổng số máy bay B-52 của toàn nước Mỹ. Không quân chiến thuật gồm 999 chiếc/3.043 chiếc, bằng 32,8% tổng số máy bay chiến thuật của Mỹ. Tàu sân bay 6 chiếc. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và nhiều loại máy bay phục vụ khác như: Máy bay gây nhiễu từ xa; máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật; máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu, cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7. Cường độ tấn công và số lượng bom đạn được sử dụng cho cuộc tập kích đường không chiến lược trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 lớn nhất so với các cuộc tiến công đường không trước đó.

Bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng chỉ có 5 trung đoàn tên lửa, 6 trung đoàn pháo cao xạ, 4 trung đoàn không quân, trong đó chỉ có 2 trung đoàn Mig-21, ra đa chỉ có 4 trung đoàn rải khắp miền Bắc. Ngoài ra, lực lượng phòng không của dân quân tự vệ 9 tỉnh có 1.316 khẩu pháo cao xạ các loại. Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, đem kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây là một sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi và phần thắng chắc chắn thuộc về Mỹ, nhưng thực tế phần thắng đã thuộc về ta. Một trong những nguyên nhân quan trọng, đó là ta đã có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt chiến lược và chiến dịch. Tháng 7/1968, cấp trên quyết định thành lập phi đội bay đánh đêm, gồm nhiều thế hệ bay khác nhau nhưng phần lớn là các phi công mới tốt nghiệp năm 1968, chỉ có số giờ bay khoảng 200 giờ. 

Đêm 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng điều khiển máy bay MiG21 cất cánh từ sân bay dã chiến Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B52, quay về Anh Sơn hạ cánh an toàn. Trận đánh này là chiến công đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam bắn bị thương máy bay “bất khả xâm phạm” B52. Trận đánh khẳng định: Máy bay MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam có thể tiêu diệt được máy bay B-52.

Kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm, ta đã tiêu diệt số lượng máy bay chiến đấu B52 nhiều nhất, giáng cho quân Mỹ một đòn thua nặng nề nhất. Trong tổng số 81 máy bay hiện đại của Mỹ bị bắn rơi, có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111. Bộ đội tên lửa anh hùng bắn rơi 30 máy bay B52, góp công lớn quyết định thắng lợi.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.