Nhà nước định giá đối với hàng hóa thiết yếu

“Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thực sự thiết yếu, phục vụ quốc kế dân sinh”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết về Dự án Luật giá tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều qua (11/4).

“Nhà nước chỉ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thực sự thiết yếu, phục vụ quốc kế dân sinh”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết về Dự án Luật giá tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều qua (11/4).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Loại sắt, thép, xi măng khỏi danh sách bình ổn giá

Dự thảo Luật giá quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm 12 mặt hàng, trong đó có xăng, dầu thành phẩm, điện, muối, sữa, một số mặt hàng thuốc…Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Chính phủ sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Quá trình thảo luận tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, có ý kiến cho rằng phạm vi hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá như dự thảo là quá rộng, ảnh hưởng đến quy luật cung cầu của thị trường.

Còn theo Ủy ban Tài chính Ngân sách thì không phải mọi thời điểm đều áp dụng bình ổn đối với mặt hàng có trong danh mục. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chỉ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cần thiết bình ổn tại những thời điểm có biến động bất thường về giá. “Nếu thị trường ổn định thì có thể không áp dụng bình ổn với bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển nói thêm.

So với danh mục được đưa ra tại kỳ họp trước, một số mặt hàng như sắt, thép, xi măng đã được loại bỏ khỏi danh mục bình ổn giá.

Tuy nhiên, chưa yên tâm với danh mục này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị cân nhắc lại nhóm hàng hóa cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng.

Không nên định giá quá nhiều

Cũng theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, việc quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trong luật là cần thiết vì đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Việc quy định cụ thể sẽ bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho quản lý và thực thi. Theo dự thảo danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước gồm 11 nhóm hàng hóa. Trong đó có điện, xăng dầu thành phẩm, nước sạch, nhà thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội, đất đai…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tỏ rõ lo lắng khi nhìn vào danh mục định giá. “ Xăng dầu có thể đưa vào danh mục bình ổn vì lúc nào giá lên cao nhà nước phải can thiệp, nhưng lại đưa vào mặt hàng định giá thì không ổn. Cả nước sạch hiện cũng đã quy định khung giá tối đa tối thiểu, nhà đầu tư đã khó khăn rồi, nếu định giá nữa thì sao. Cần phải rà soát lại bởi danh mục định giá hơi nhiều” Chủ tịch nói.

Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng không đồng tình với một số loại nhà được đưa vào mặt hàng định giá: “ Kết cấu một công trình có đến 70% là vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng, sắt thép. Hai mặt hàng này đã không đưa vào bình ổn giá thì còn định giá làm gì. Nếu nhà nước chỉ giữ một đầu thì không nên mà để thị trường điều tiết”.

Về các vấn đề này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển tiếp tục phân trần: Hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá dựa trên ba tiêu trí: các mặt hàng nào dùng ngân sách nhà nước (ví dụ nhà công vụ) hoặc vốn nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Thứ hai là yếu tố độc quyền (độc quyền thì  định giá nếu không sẽ “bắt chẹt” người mua, ví dụ như điện) và thứ ba là tính thiết yếu của mặt hàng, dịch vụ. “Cả danh mục bình ổn giá và định giá chúng tôi đều muốn thu hẹp nhưng còn căn cứ vào điều kiện thực tế”, Ông Hiển nói thêm.

Một trong các biện pháp bình ổn giá, theo Dự án Luật Giá là việc lập Quỹ bình ổn giá. Nhiều ý kiến cho rằng, việc lập quỹ bình ổn giá là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị quy định rõ trong luật về tính chất, việc thành lập, nguồn hình thành, cơ chế quản lý quỹ. Theo đó, dự thảo mới quy định Quỹ bình ổn giá được hình thành nhằm hỗ trợ bình ổn giá trong trường hợp cần thiết, được hình thành trên cơ sở nguồn lực tài chính khác nhau, việc sử dụng quỹ sẽ được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm chỉ sử dụng trong trường hợp giá hàng hóa, dịch vụ biến động bất thường.

Bình An

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đọc thêm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.