Người vay tiêu dùng "ngậm đắng" vì "miếng pho mát trong cái bẫy"

Với những ưu đãi thủ tục hết sức hấp dẫn từ các ngân hàng, công ty tài chính, nhiều người tiêu dùng đã hào hứng vay tiền để có thể nhanh chóng sở hữu được tiện nghi mình mong ước. Thế nhưng, họ phải ngậm “trái đắng” bởi cảm giác hụt hẫng, thiệt thòi đằng sau những hợp đồng tín dụng, giống như miếng pho mát quá thơm khiến con chuột không thể cưỡng lại, dù biết đó là một cái bẫy.

Với những ưu đãi thủ tục hết sức hấp dẫn từ các ngân hàng, công ty tài chính, nhiều người tiêu dùng đã hào hứng vay tiền để có thể nhanh chóng sở hữu được tiện nghi mình mong ước. Thế nhưng, họ phải ngậm “trái đắng” bởi cảm giác hụt hẫng, thiệt thòi đằng sau những hợp đồng tín dụng, giống như miếng pho mát quá thơm khiến con chuột không thể cưỡng lại, dù biết đó là một cái bẫy.

Không kể đến những gói vay tiêu dùng mua xe ô tô hay mua nhà đòi hỏi những khoản vay lớn có thế chấp tài sản, ở đây, câu chuyện xung quanh những khoản vay tiêu dùng nhỏ không thế chấp tài sản cũng đáng để cả nhà quản lý, ngân hàng và người tiêu dùng “nhìn lại”…

Biếm họa Internet
Biếm họa Internet

“Rắc thính”

Có 2 lý do khiến cho người tiêu dùng bị những lời mời chào từ ngân hàng cuốn hút: đó là thủ tục vay đơn giản và không cần thế chấp tài sản. Một ngân hàng có lời mời chào hấp dẫn: “Bạn đang có nhu cầu tài chính mà không thể yêu cầu giúp đỡ từ bạn bè hay người thân. Bạn có thể tin tưởng ngân hàng sẽ đáp ứng đúng lúc nhu cầu của bạn với sản phẩm cho vay Tiêu dùng trả góp không cần tài sản bảo đảm”. Điều kiện vay vốn vô cùng đơn giản: khách hàng từ 25 – 55 tuổi, có hợp đồng lao động thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn, Tổng thu nhập qua ngân hàng từ 5 triệu đồng/ tháng trở lên, Hộ khẩu thường trú/ KT3 tại nơi đăng ký vay vốn, và một số điều kiện khác theo quy định của ngân hàng này.

Chị Bùi Huyền (Ba Đình, Hà Nội) đang có nhu cầu đổi xe, nghe lời mời hấp dẫn đó đã không ngại ngần gọi điện đến ngân hàng trên để hỏi chi tiết.

“Lương tháng của tôi là 8 triệu đồng, và với chi phí cho cuộc sống hiện tại, còn lâu tôi mới dành đủ khoảng 50 triệu để mua chiếc xe ưng ý. Theo quảng cáo của ngân hàng, tôi có thể vay đến 7 lần lương tháng, tức là khoảng 35 triệu đồng, trong thời gian 12 – 36 tháng tùy điều kiện của tôi”, chị Huyền nói. “Chỉ sau hai ngày làm việc, tôi sẽ biết ngay kết quả liệu hồ sơ của tôi có chấp nhận được hay không”.

Hồ sơ vay tiêu dùng khá đơn giản, cơ bản chỉ gồm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu), bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và sổ hộ khẩu/KT3. Ngoài ra, cần các tài liệu liên quan đến hợp đồng lao động, sao kê lương.

Tương tự, tại Ngân hàng H, thông tin về vay tiêu dùng còn hấp dẫn hơn rất nhiều, với khoản vay lên đến 250 triệu đồng, thời hạn vay linh hoạt đến 48 tháng. Không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh công ty, Ngân hàng này sẽ đáp ứng nhu cầu vay mua sắm, du lịch, xây sửa nhà, tổ chức đám cưới, mua xe máy… cho khách hàng 18 – 60 tuổi có thu nhập hàng tháng từ 8 triệu đồng trở lên ở Hà Nội, TP HCM và khoảng gần 20 tỉnh thành khác.

Riêng đối với công chức và viên chức nhà nước, mức lương hàng tháng tối thiểu chỉ cần là 2 triệu đồng.

…Rồi “cất vó”

Hấp dẫn như vậy, nhưng khi hỏi kỹ, chị Huyền không khỏi băn khoăn. Với khoản vay đề xuất 50 triệu đồng, chị được nhân viên tư vấn của ngân hàng cho hay, nếu hồ sơ của chị đạt điều kiện, thì trong 3 tháng đầu, lãi suất phải trả là 17,99%, từ tháng thứ 4 trở đi lãi suất là 19% (11.19%+biên độ 8%). “Tôi không dám vay khoản lớn, thế nên khi lãi suất vẫn còn xấp xỉ 20%/năm, tôi buộc phải cân nhắc lại”, chị Huyền nói.

Còn trong phần quảng cáo của mình, ngân hàng H. cho biết, lãi suất cạnh tranh từ 24%/năm, nhưng cán bộ tư vấn cho phóng viên biết, tại thời điểm hiện tại, lãi suất vay tiêu dùng là 25%. Đã vậy, người vay không được trả trước thời hạn thỏa thuận, và trong trường hợp nào trả trước cũng bị phạt 3% dư nợ còn lại.

Anh Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) nghe đến vay tiêu dùng đã lắc đầu quầy quậy, bởi anh từng vay 60 triệu đồng để chữa bệnh, thế chấp sổ đỏ.

Anh kể: “Căn hộ của tôi nằm trên mặt đường một tuyến phố chính ở trung tâm thành phố, ngay tại thời điểm giá thị trường là khoảng gần 3 tỷ thì ngân hàng M. định giá có 450 triệu đồng. Đã thế, tôi còn bị tính lãi 22%/năm trên toàn bộ số tiền vay. Tôi vay 30 tháng, tháng nào cũng trả đều đặn khoảng 3 triệu đồng. Đến tận khi khoản nợ gốc chỉ còn chừng chục triệu, tôi vẫn gánh lãi dội lên đầu khoản nợ gốc 60 triệu kia. Tính ra, đến khi đáo hạn, coi như tôi đã trả cho ngân hàng khoản tiền lãi nhiều bằng quá nửa khoản tiền gốc”.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn vốn cho sản xuất không lưu chuyển mạnh, nhưng, theo tiết lộ của giám đốc một phòng giao dịch ngân hàng ở Hà Nội, vay tiêu dùng, gồm cả có thế chấp tài sản và không thế chấp tài sản, vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các khoản vay nhỏ.

“Khách hàng vay khoản tiền vài chục triệu, nhưng hồ sơ rõ ràng và dễ xác minh, nên ngân hàng cũng yên tâm về khả năng thu hồi. Vả lại, khách hàng cá nhân cũng rất giữ chữ tín - không mấy khi để quá hạn hay phải gia hạn khoản vay, mà luôn cố gắng thu xếp trả tiền cho ngân hàng đúng hạn”, vị này nói.

Thời điểm này, lãi suất cho vay sản xuất ở hầu hết các ngân hàng đã xuống quanh mức 12 – 14%/năm, thấp hơn nữa đối với 4 nhóm được ưu tiên. Thế nhưng, lãi suất vay tiêu dùng, vốn tác động rất rõ ràng và cụ thể vào giao dịch của nhiều cá nhân, hộ gia đình, lại vẫn đang được “buông”, chẳng mấy ai nhắc đến. Chính vì thế, tồn tại không ít khoản vay vẫn đang phải trả lãi “ngất ngưởng” tới trên 25%.

“Khách hàng cá nhân không cầm trịch trong cuộc thỏa thuận về lãi suất với ngân hàng”, một chuyên viên V. bình luận với Pháp luật Việt Nam. “Lãi suất trên 20%, vào lúc này, coi như là mức lãi suất “cắt cổ”. Vay tiêu dùng, vay mua nhà, mua ô tô đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lợi nhuận của các ngân hàng”.

Mức lãi suất chừng 20%/năm được chính người trong ngân hàng coi là “lãi suất cắt cổ”, nhưng, đối với nhiều khách hàng, hóa ra mức lãi suất cắt cổ vay tiêu dùng trong ngân hàng còn dễ chịu hơn rất nhiều so với mức lãi suất được các công ty tài chính đưa ra.

(Còn tiếp)

Bách Nguyễn – Mai Hoa

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.