Người trẻ và sự cô đơn đến tận cùng

(PLO) - Mới đây, việc một nam sinh ở TP HCM nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành đã gây ra cú sốc không nhỏ cho các bậc phụ huynh. 

Cuối năm 2015, một nữ sinh ở Bình Dương đã nhảy xuống đập nước tự tử. Cuối năm 2017, một nam sinh ở TP HCM tự tử vì bị điểm 3 môn Tiếng Anh (trong khi em là thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn Tiếng Anh của trường). Cho đến đầu tháng 1/2018, một nữ sinh học giỏi ở Hà Tĩnh đã tự tử chỉ vì không đạt được kết quả như kỳ vọng của thầy cô và cha mẹ…

Khi người trẻ cô độc

Mới đây, một du học sinh Việt Nam tại Mỹ tự tử khiến bạn bè và gia đình bất ngờ. Bởi trước đó, trên facebook của chàng trai này là những topic, hình ảnh vui vẻ hàng ngày. Đó là những điều dễ nhận thấy với những bạn trẻ khi bề ngoài họ chẳng mấy khác thường, thậm chí đa số còn là những tiểu thư, các chàng trai gia đình khá giả. Khi họ thấy đơn độc, hoang mang, hay cuộc sống đủ đầy tới nhàm chán. Không ai biết được phía sau mỗi con người hiện đại là sự cô đơn tận cùng, phía sau những vui vẻ hài hước trên thế giới ảo chỉ giản đơn là khi “bàn tay ta thơm mùi bàn phím”, người trẻ sống trên thế giới ảo nhiều hơn là thật. 

Còn ở tuổi phổ thông, một chuyên gia tâm lý kể lại câu chuyện, H.N, một cô bé đang học lớp 12 tại một trường danh tiếng của Hà Nội đã rất khó khăn khi chia sẻ: “Năm học lớp 7 em từng bị tẩy chay. Khoảng thời gian đó em đã nghĩ khá nhiều đến chuyện tự tử. Thậm chí em từng thử, nhưng không thành".

Nếu nhìn vào môi trường học tập tốt, học sinh đạt điểm số cao và năng động, tuy nhiên cuộc sống của H.N lại không hề vô tư, vô lo như nhiều người vẫn nghĩ về lứa tuổi học trò. Tương tự, chị H.A, có con gái đang học lớp 9, gia đình hạnh phúc, đủ đầy, nhưng con gái chị vẫn thường xuyên than thở, chán nản, muốn... chết. Và tất nhiên, chị phải gạt đi, đánh lạc hướng cô bé ra khỏi vùng tiêu cực ấy”. 

Trở lại ngôi trường của nam sinh lớp 10 tự tử mới đây, khó ai có thể tưởng tượng được trong số những học sinh của những ngôi trường danh tiếng ấy, có bao nhiêu em đeo lên mình chiếc mặt nạ nói cười, chiếc mặt nạ “con ngoan, trò giỏi” với chính những người thân thiết nhất của mình. Để rồi mỗi khi chỉ còn lại một mình trong phòng riêng, các em phải vật lộn với những suy nghĩ chán chường và những viên thuốc suy nhược thần kinh.

Nếu xem lịch học của học sinh Trường Nguyễn Khuyến được chia sẻ trên mạng cũng đủ choáng váng: Hàng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu, các em phải thức dậy từ 5:30 và học đến 22 giờ. Thứ Bảy, Chủ nhật và thậm chí các ngày lễ cũng học luôn! Lý giải cho việc này, thầy hiệu trưởng của trường cho rằng nếu học sinh lớp 12 không tập trung học sẽ không thể thi đậu đại học. Trên thực tế, đúng là trong nhiều năm liên tục, Trường Nguyễn Khuyến luôn là trường có tỷ lệ đậu ĐH 100% và đây là cái nhãn mác hấp dẫn để phụ huynh đổ xô đến để gửi con vào đây. 

Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 1 triệu thanh, thiếu niên chết vì tự tử. Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai với những người trẻ tuổi, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Mỗi năm, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa biết bao thông tin về những vụ tự tử học đường. Có người thương xót cho sự ra đi quá sớm của các em, có người lại chỉ trích các em nông nổi, bồng bột. Nhưng theo sau những lời bình luận ấy, chưa có thay đổi nào đáng kể. Những lời kêu cứu của một thế hệ cô đơn vẫn còn bỏ ngỏ trong im lặng. 

Có thứ thuốc độc mang tên “người khác”

Chị Hoàng Hường, một người mẹ có con năm nay vào lớp 10 đã có những bày tỏ thấu đáo: “Trước khi tự tử, nam học sinh để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối”. Dòng sapo ngắn gọn trên báo gọn gàng, lạnh lùng đến rợn người. Đứng đầu khối, đứng đầu lớp, thậm chí đứng đầu nhóm anh chị em trong gia đình… từ lúc nào luôn trở thành tiêu chuẩn đánh giá một cá nhân nào đó.

Đứng đầu nghĩa là giỏi, là chăm chỉ, là hơn người khác; nhưng tại sao nhất định phải hơn? Không ai trả lời được! Hơn cái gì và có chắc cái hơn đó là tốt không? Cũng không ai trả lời được! Chỉ biết rằng ai cũng nhủ thầm mình nhất định phải hơn “thằng/con bên cạnh”, con mình nhất định phải điểm cao hơn con người khác, bồ của mình nhất định phải đẹp/xinh/giàu/giỏi hơn bồ người khác, trường mình học đẳng cấp hơn trường người khác…

Trong khi đó, thành công hay giá trị là những thứ thuộc về riêng mình, phẩm chất và sự nỗ lực của mình. Sự trưởng thành và thay đổi của chính mình, chứ không phải mình buộc phải giống một ai đó, hay phải trở thành một ai đó, hay phải đứng ở một vị trí nào đó: đầu lớp, đầu khối, đầu cơ quan, đầu thế giới. Ngay việc phải là chính mình của ngày hôm qua đã không thể; hôm qua bạn có thể trẻ hơn, khoẻ hơn, hồn nhiên hơn, bạn làm một việc cụ thể tốt hơn. Và mỗi đứa trẻ sinh ra đã là một cá thể riêng, muốn nó là phiên bản của chính bạn cũng không được, dù bạn có xuất sắc, ưu tú chăng nữa.

Điều bạn nên làm là hãy khuyến khích chúng trở thành phiên bản tốt nhất của chính nó, làm hết khả năng của nó, vun vén cho sở trường và đam mê của nó, chỉ ra và tạo ra những lựa chọn, hơn là sống chết chui vào một cái khung để rồi kẹt cứng trong đó.

Thực tế, có khá nhiều gia đình đặt áp lực nặng nề lên vai con mình. Có thể nói, cái đích vào trường chuyên lớp chọn, vào ĐH luôn là mục tiêu của các bậc phụ huynh. Nhưng ngày nay, nhiều người đã nghĩ khác, không phải bạn giỏi là con bạn cũng giỏi. Và điều bạn không làm được, sao con bạn phải làm? Trong khi để trưởng thành hay thành công, mỗi con người phải có lòng kiên nhẫn, tinh thần khoan dung, khả năng tập trung, khả năng hợp tác với người khác, khả năng vượt khó, khả năng chịu đựng và vượt qua sự chỉ trích…Và đặc biệt nó đến thông qua việc cá nhân tích lũy nền tảng văn hóa cơ bản của bản thân thông qua việc đọc sách và biểu đạt bản thân thông qua thể thao, văn học, nghệ thuật, hoạt động xã hội…

Đơn giản như một ông bố họa sỹ đã thốt lên trước ước mơ làm bánh của con gái mình: “Đó là một giấc mơ nhỏ, của một cô gái nhỏ về một tiệm bánh nhỏ, với những khách hàng nho nhỏ, để đi đến một cuộc sống nho nhỏ, xinh xinh, đẹp đến thơ mộng! Bố khá yên tâm với con gái, một cô bé đa cảm, sống đơn giản với những sở thích đơn giản và đặc biệt không bị bất cứ áp lực, thần tượng, hay một ai đó chi phối. Cứ hát những bài ca nhỏ, làm những việc nhỏ, để đi đến một đời sống nhỏ và thật đẹp! Bởi vì đẹp không phụ thuộc vào sự lớn nhỏ. Đẹp đơn giản là sự hài hòa và phù hợp với chính bản thân mình. Với giấc mơ cũng vậy, không có giấc mơ lớn hay nhỏ, chỉ có một điều rằng, mình có dành toàn bộ cho nó hay không mà thôi”...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).