Người Mỹ tan vỡ giấc mơ bay siêu thanh

Một chiếc máy bay không người lái Mỹ, được cho là sẽ lập kỷ lục bay nhanh gấp 6 lần âm thanh (Mach 6), hóa ra đã vỡ tan trong quá trình thử nghiệm. Đây là bước lùi mới nữa trong nỗ lực tìm kiếm khả năng bay siêu thanh của người Mỹ. 

Một chiếc máy bay không người lái Mỹ, được cho là sẽ lập kỷ lục bay nhanh gấp 6 lần âm thanh (Mach 6), hóa ra đã vỡ tan trong quá trình thử nghiệm. Đây là bước lùi mới nữa trong nỗ lực tìm kiếm khả năng bay siêu thanh của người Mỹ.  

Phương tiện bay thử nghiệm X-51A đã vỡ tan trong cuộc bay thử mới nhất
Phương tiện bay thử nghiệm X-51A đã vỡ tan trong cuộc bay thử mới nhất
Bay siêu thanh không dễ
Các kỹ sư Mỹ đã hy vọng chiếc máy bay không người lái mang tên X-51A Waverider có thể đạt tốc độ Mach 6, hay (5.800 km/h), sau khi được thả khỏi một chiếc máy bay B-52 ở khu vực ngoài khơi bờ biển California. Tốc độ kể trên đủ nhanh để người ta đi trên quãng đường từ London tới New York trong chưa đầy một giờ đồng hồ. Trong quá trình thử nghiệm, chiếc máy bay được cho là có thể duy trì tốc độ Mach 6 trong 5 phút. 
Tuy nhiên, Không lực Mỹ nói rằng chuyến bay đã trở nên rất tệ ngay từ đầu, khi một cánh điều khiển của X-51A gặp sự cố và ngăn không cho nó khởi động động cơ "scramjet" đời mới dùng để tăng tốc lên Mach 6. Dù Waverider đã tách thành không khỏi B-52 và khai hỏa quả tên lửa đẩy, việc không thể khởi động hệ thống scramjet đã khiến nó tiếp tục gặp sự cố mất tín hiệu điều khiển vào khoảng 15 giây sau đó, trước khi lao thẳng xuống biển và vỡ thành nhiều mảnh.
Quan chức Charlie Brink thuộc Phòng nghiên cứu Không lực Mỹ tại Căn cứ quân sự Wright-Patterson ở Ohio, cho biết: "Thật không may, vấn đề do hệ thống phụ gây ra đã khiến thiết bị bay tự hủy, trước khi chúng tôi có thể tìm cách nào đó khởi động động cơ. Tất cả dữ liệu cho thấy chúng tôi đã thiết lập đúng các điều kiện cần thiết để động cơ khai hỏa và chúng tôi đã từng rất kỳ vọng nó sẽ đạt mục tiêu đề ra".
Tốc độ bay siêu thanh, thông thường được cho là bắt đầu từ Mach 5, tức gấp 5 lần tốc độ âm thanh, mang tới những thách thức khổng lồ về nhiệt và áp suất với một phương tiện bay siêu thanh. Chuyên gia khí động học Paul Bruce ở Đại học Hoàng gia London cho biết khi máy bay hoạt động ở dưới Mach 1, các quy luật vật lý mà nó chịu tác động sẽ khác hẳn so với tốc độ trên Mach 1 và tiếp tục thay đổi một lần nữa khi đạt Mach 5-6. Xử lý các thách thức do những vấn đề này mang tới là chuyện không hề dễ dàng.
Giấc mơ chưa trọn vẹn sau gần một thập kỷ
Lầu Năm Góc lâu nay đã thử nghiệm X-51A với hy vọng có khả năng sẽ sớm đưa công nghệ siêu thanh vào cuộc sống. Được phôi thai từ năm 2004, X-51A đã có chuyến bay "cầm tù" đầu tiên vào tháng 12/2009. Trong chuyến bay, X-51A vẫn gắn chặt với chiếc B-52 nhằm thử nghiệm khả năng hoạt động của B-52 ở độ cao lớn khi mang theo X-51A, cũng như chất lượng của hệ thống điều khiển bay X-51. Phương tiện bay đặc biệt này chỉ lần đầu tách ra khỏi B-52 vào ngày 26/5/2010 và đã đạt tốc độ xấp xỉ Mach 5 trong gần 200 giây, trước khi bị trung tâm điều khiển phá hủy vì mất động lực.
Mặc dù vẫn tồn tại chút sự cố nhưng chuyến bay diễn ra ngày 26/5 vẫn được xem là thành công và đây là lần đầu tiên người ta sử dụng một động cơ scramjet dùng một phần nhiên liệu hóa thạch thành công. Kỷ lục bay siêu thanh trước đó, sử dụng động cơ scramjet, do phương tiện bay X-43 của NASA thực hiện hồi năm 2004, nhưng chỉ kéo dài vỏn vẹn 12 giây. 
Theo sau những phân tích kỹ lưỡng về dữ liệu bay của X-51A, người ta đã chỉnh sửa trước khi phóng chiếc X-51A thứ hai lên trời vào tháng 6/2011. Khi đó, phương tiện bay này đã chạm tới tốc độ Mach 5, nhưng vẫn không đạt mục tiêu tốc độ đã định. Người Mỹ đã rất kỳ vọng vào sự thành công của chuyến bay thử nghiệm mới nhất, nhưng rất tiếc, nó đã gặp sự cố. 
Một số chuyên gia nói rằng nếu thử nghiệm thành công, X-51 sẽ mở ra khả năng ứng dụng công nghệ siêu thanh vào hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng với tốc độ cao. "Cộng đồng kinh doanh muốn đi từ London tới New York trong 3 giờ đã khiến chiếc Concorde trở thành hiện thực. Giờ đây, mối quan tâm tương tự đã xuất hiện ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương, nhưng thế hệ mới muốn nhảy cóc từ máy bay siêu âm sang thế hệ bay nhanh hơn thế" - Phó Chủ tịch EADS Peter Robbie đánh giá . 
Tiềm năng ứng dụng lớn nếu thành công?
Tuy nhiên không ít nhà phân tích đã đặt dấu hỏi về khả năng ứng dụng của công nghệ siêu thanh vào đời sống dân sự. Họ chỉ ra rằng bóng ma của loại máy bay siêu âm Concorde vẫn còn nguyên và có thể phủ bóng lên bất kỳ kế hoạch sản xuất máy bay siêu thanh nào.
Concorde đã hoạt động suốt 27 năm trời, nhưng sau một tai nạn hàng không khiến chiếc máy bay bị tạm đình chỉ hoạt động hồi năm 2000, hai công ty duy nhất sử dụng nó là British Airways và Air France chợt nhận ra rằng họ có thể dễ dàng tăng thêm doanh thu thường niên nhờ việc bán vé trên các chuyến bay dưới âm, thay vì bay siêu âm. 
Chuyên gia Tom Otley ở tạp chí Business Traveller tin rằng bay siêu thanh có thể sẽ vấp phải cùng một số phận, bởi nhu cầu sử dụng phương thức bay này không tồn tại. "Tốc độ không phải là thứ duy nhất quyết định sự thành công của hoạt động bay thương mại. Sự thoải mái và chi phí cũng đóng một vai trò lớn. Nếu anh hỏi ai đó rằng chiếc máy bay bay nhanh tới đâu, họ sẽ chẳng thể biết được. Họ sẽ không quan tâm, nhưng họ biết rõ chiếc máy bay nào là kinh tế nhất, chiếc nào thoải mái nhất và chiếc nào thì bay êm ái nhất" - ông nói.
Một nghiên cứu tiến hành hồi năm 2009 cũng cho thấy ngay cả giới doanh nhân nhiều tiền cũng sẵn sàng lên những chuyến bay dưới âm nếu họ thấy nó giúp tiết kiệm chi phí. 
Tuy nhiên, với Peter Robbie, chi phí là điều người ta nên chấp nhận, nếu muốn tiết kiệm thời gian. "Các máy bay siêu thanh sẽ rất đắt đỏ, bởi chúng sử dụng một lượng khổng lồ nhiên liệu để đạt tốc độ cao. Nhưng ý tưởng đi từ Paris tới London trong 2 giờ rưỡi là vô cùng hấp dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp. Tôi tin rằng từ nay tới năm 2050, thế giới sẽ có chiếc máy bay siêu thanh đầu tiên". 
Ngoài ứng dụng dân sự, người Mỹ còn mong muốn X-51A sẽ đặt nền tảng cho việc sản xuất phương tiện do thám chiến lược và vũ khí tấn công chiến lược tốc độ cao phục vụ cho hoạt động quân sự, tất cả đều dựa trên tốc độ vượt trội của công nghệ mới.
Lầu Năm Góc lâu nay muốn sở hữu một loại vũ khí có thể giúp họ từ Mỹ tấn công đi khắp nơi trên thế giới chỉ trong vòng vài phút. Hiện quân đội Mỹ chỉ còn một mẫu X-51A Waverider cuối cùng để tiến hành thử nghiệm và họ vẫn chưa công bố sẽ tiếp tục cho nó bay thử vào khi nào.
Tường Linh (theo Telegraph)

Đọc thêm

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.