Người Hà Nội "năm xưa" ra đi" trên đỉnh Chư Tan Kra...

 Chư Tan Kra, Chư Tan Kra, cái tên ấy là sự ám ảnh đối với những người lính Trung đoàn 269, Sư đoàn 312. Nơi đây, 43 năm trước, những chàng trai Hà Nội đã tham gia đánh trận đầu và hơn 200 người đã anh dũng hy sinh. 42 năm sau, đồng đội mới tìm thấy hài cốt hơn 100 liệt sĩ, trong đó có 81 hài cốt liệt sĩ trong một hố chôn tập thể. Và những cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đầy ắp tình người vẫn còn tiếp tục...

Chư Tan Kra, Chư Tan Kra, cái tên ấy là sự ám ảnh đối với những người lính Trung đoàn 269, Sư đoàn 312. Nơi đây, 43 năm trước, những chàng trai Hà Nội đã tham gia đánh trận đầu và hơn 200 người đã anh dũng hy sinh. 42 năm sau, đồng đội mới tìm thấy hài cốt hơn 100 liệt sĩ, trong đó có 81 hài cốt liệt sĩ trong một hố chôn tập thể. Và những cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đầy ắp tình người vẫn còn tiếp tục...

Tìm đồng đội trên đỉnh Chư Tan Kra

Dù đã đã ở tuổi ngoài 60 tuổi, thương tật đầy mình, nhưng năm 2008, những người lính gốc Hà Nội của Trung đoàn 269 năm xưa là Đinh Tiên Phong, Phạm Minh Ngọc, Hồ Đại Đồng, Lê Đình Thuộc, Nguyễn Xuân Tứ... vẫn về lại chiến trường xưa- nơi Trường Sơn núi rộng sông dài- để tìm kiếm, quy tập hài cốt những người đồng đội cũ.

Khu tưởng niệm liệt sỹ Hà Nội Mặt trận Bắc Kon Tum được quyết định xây dựng dưới chân núi Chư Pen và Chư Tan Kra
Khu tưởng niệm liệt sỹ Hà Nội Mặt trận Bắc Kon Tum được quyết định xây dựng dưới chân núi Chư Pen và Chư Tan Kra
40 năm đã qua sau trận chiến khốc liệt tại điểm cao 996, Chư Tan Kra(xã Sa Sơn, Huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) trở về trong ký ức những người lính với những cảm xúc dữ dội và bồi hồi. Theo tiếng Ja Rai: Chư Tan Kra nghĩa là “núi chính giữa”. Chiến trường xưa ở chỗ nào khi Chư Tan Kra hùng vĩ dài tới gần chục km và có tới 7 đỉnh núi lớn. Những cứ điểm chiến lược mà ta và địch đã từng giành giật từng mét đất rùng rùng bom đạn nay chỉ là những mỏm đồi trơ trụi chạy dài xa tít tắp. 

Ròng rã gần hai năm trời lang thang trên những đỉnh núi trơ trọi, dốc ngược, khát cháy, nắng gắt nướng chín những phần da thịt để trần, mưa rừng sầm sập đổ xuống đầu, các ký ức được lục soát, mọi giác quan được đánh thức, tháng 12/2010, những cựu chiến binh mắt mờ chân chậm nhưng nhiệt tình có thừa với sự giúp đỡ của Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, huyện Sa Thầy, Quân đoàn 3 và Quân khu 5, Ban Liên lạc Cựu Chiến binh Trung đoàn 209 đã quy tập được hơn 100 hài cốt liệt sĩ tại các cao điểm M1, M2 thuộc dãy núi Chư Pen và Chư Tan Kra.

 Trong đó có 81 hài cốt liệt sĩ Tiểu đoàn 7 bị Mỹ chôn trong một ngôi mộ tập thể tại núi Chư Tan Kra. 4/81 hài cốt liệt sĩ sau đó đã xác định được danh tính, đưa về an táng tại quê nhà, còn 77 hài cốt liệt sĩ chưa xác định danh tính đã được UBND TP Hà Nội, tỉnh Kon Tum làm lễ truy điệu trọng thể và an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Sa Thầy.

“Trận đánh hay nhất toàn miền Nam”

Thực hiện kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn 209 nhận nhiệm vụ đánh sân bay Kleng và chuẩn bị bàn đạp tấn công sang phía Đông Thị xã Kon Tum. Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình địch và địa hình, địa vật, ngày 21/3/1968, quân ta đánh trận đầu tiên ở cao điểm 995.

Chư Tan Kra là trận đánh đầu đời của lính Hà Nội. Những người lính Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 269 nhớ lại: Đây là trận đánh đầu tiên của các liệt sĩ nằm trong đội hình của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209, đánh vào điểm cao 996 tại Chư Tan Kra-căn cứ của Mỹ. Đêm 25/3/1968. Các đơn vị của Tiểu đoàn 7 im lìm nằm phục trên các triền đồi của đỉnh Chư Tan Kra, hướng lên phía cứ điểm Mỹ trên cao. Thời gian như dài cả trăm năm.

Khoảng 2 giờ sáng ngày 26/3/1968, một phát pháo hiệu của chỉ huy trận đánh bay vụt lên bầu trời đêm. Đồng loạt những tiếng thét xung phong vang lên bốn phía. Các loại cối 60, cối 82, đại liên, B41 thi nhau rót vào cao điểm 996... Tiểu đoàn Mỹ trên Chư Tan Kra hỗn loạn. Trận đánh càng về sáng càng trở nên ác liệt. Khi quân ta làm chủ được trận địa thì cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 7 thương vong nhiều.

Tảng sáng hôm sau nhận thấy không thể đánh chiếm lại được khu căn cứ nữa,  quân Mỹ đã dùng máy bay ném bom, pháo tầm xa nã vào trận địa của ta. Một chiếc máy bay vận tải C130 chở súng máy có tốc độ bắn 6.000 phát/phút được điều tới, điên cuồng vãi đạn xuống xung quanh Chư Tan Kra theo hình xoáy trôn ốc, càng lúc càng thu dần lên đỉnh.

Buổi sáng ngày 26/3 năm ấy, mấy anh nuôi bày cơm nắm ra la liệt mà chẳng thấy mấy người về ăn, hu hu khóc: “Chúng mày ơi, đi đâu hết cả rồi?” . Hơn 200 người đã nằm lại đỉnh Chư Tan Kra trước lúc bình minh lên.

Tờ tin “Lập công” của các lực lượng vũ trang giải phóng Tây Nguyên số ra ngày 28/3/1968 viết: “Đêm 25 rạng sáng ngày 26/3/1968, K4 (mật danh Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209) đã đánh một trận tập kích tốt, tiêu diệt gần hết một Đại đội bộ binh, một đại đội pháo binh và một tiểu đoàn bộ Mỹ. Giặc Mỹ đã phải thừa nhận: “Đây là một trận đánh rất táo bạo, phía Mỹ đã bị thiệt hại vừa”. (Thiệt hại nặng phía Mỹ mới thừa nhận như vậy). Để đánh thắng, các chiến sỹ K4 đã nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên cường vượt qua hi sinh ác liệt, quyết tâm xốc tới tiêu diệt quân thù”.

Trung tướng Lê Hữu Đức-người nổi tiếng với biệt danh “hổ cụt Tây Nguyên” ngày ấy là Trung tá, Sư đoàn phó, trực tiếp chỉ huy trận Chư Tan Kra đánh giá: Chư Tan Kra phải gọi đúng là tập kích, trận đánh hay nhất của toàn miền Nam đợt 2. Ta đã đánh bại đơn vị con cưng của địch-lính Sư đoàn Anh cả Đỏ của Mỹ. Trận đánh là  kết quả của nghệ thuật quân sự và ý chí quyết thắng của Quân đội ta. Nó khiến cho nước Mỹ chấn động, và từ đây bắt đầu bùng nổ phong trào phản chiến.

Trận đánh này Trung đoàn 209 đã tiêu diệt 204 tên Mỹ, song hơn 200 cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn đã hy sinh. Trận đánh đã làm chấn động dư luận Mỹ hồi bấy giờ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi điện khen ngợi. Đảng và Nhà nước phong tặng Trung đoàn 209 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau trận đánh Chư Tan Kra, Mỹ giữ quyền làm chủ trận địa nên đã thu gom xác lính Hà Nội lại một chỗ, dùng xăng đốt để giữ vệ sinh chiến trường, rồi ủi hố chôn tất cả ngay trên đỉnh núi.

Hà Nội tri ân những người đã khuất

Ngày 25/3/2011, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển và Thiếu tướng Phí Quốc Tuấn-Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội dẫn đầu đã vào Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Sa Thầy làm lễ truy điệu, an táng cho 77 hài cốt liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209, hy sinh tại cao điểm 996-Chư Tan Kra, xã Sa Sơn ngày 26/3/1968.  Vậy là sau 43 năm lưu lạc trong lòng đất, các anh đã được trở về trong vòng tay yêu thương của quê hương, đồng đội...

Sau lễ truy điệu, an táng, đoàn công tác đã chọn địa điểm tại xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, giữa vòng cung của hai dãy núi Chư Pen và Chư Tan Kra –Nơi diễn ra trận đánh đầu tiên của Trung đoàn 209 để xây dựng Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Hà Nội, hy sinh tại mặt trận Bắc Kon Tum.

Thiếu tướng Phí Quốc Tuấn-Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cho biết: Mặt trận Bắc Kon Tum kéo dài hơn 200km, từ Đắc Tô, Tân Cảnh đến Sa Thầy, Kon Tum. Rất nhiều đơn vị bộ đội Hà Nội đã tham gia chiến đấu và trong số họ không ít người đã nghỉ lại ở đây. Vì thế, tri ân các liệt sỹ và đồng bào Tây Nguyên vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang TP Hà Nội. Vinh dự được UBND TP. Hà Nội giao làm chủ dự án xây dựng Khu tưởng niệm, Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ làm hết sức mình để công trình hoàn thành đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.

Công trình Khu tưởng niệm trị giá hơn 20 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong tháng tư này để chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày Gỉai phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và khánh thành vào tháng 12/2011.

Khu tưởng niệm các liệt sỹ Hà Nội Mặt trận Bắc Kon Tum sẽ có tượng đài, bia ghi tên các anh hùng liệt sỹ, nhà đón tiếp thân nhân liệt sỹ (đồng thời là Nhà văn hóa xã Ia Xiêr) và đường giao thông liên thôn...

Kon Tum và Quảng Trị là hai địa phương có nhiều liệt sĩ Hà Nội yên nghỉ. Trước khi xây dựng Khu tưởng niệm liệt sỹ Hà Nội Mặt trận Bắc Kon Tum trên địa bàn huyện Sa Thầy, TP. Hà Nội đã xây dựng một đài tưởng niệm tại địa bàn huyện Đăk Hà(Kon Tum).

Chiều 26/3, khi Đoàn công tác chuẩn bị rời Kon Tum về Hà Nội thì nhận được một tin vui: Đã tìm thấy hài cốt liệt sĩ Phạm Bá Thi(hy sinh ngày 21/3/1968) tại cao điểm M2 Chư Tan Kra. Vậy là, một người con thân yêu nữa của Hà Nội lại sắp được trở về quê nhà. Và những cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đầy ắp tình người vẫn còn tiếp tục...

Ghi chép của Lam  Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.