Người giúp việc ngoại quốc được đăng ký thường trú ở Hồng Kông

Tòa án Tối cao Hồng Kông vừa ra phán quyết cho phép một người giúp việc đến từ Philippines có thể nộp đơn xin thường trú tại thành phố này. Phán quyết, khi có hiệu lực, có thể tạo điều kiện cho hơn 100.000 người giúp việc nước ngoài xin thường trú tại đặc khu kinh tế này của Trung Quốc.

Tòa án Tối cao Hồng Kông vừa ra phán quyết cho phép một người giúp việc đến từ Philippines có thể nộp đơn xin thường trú tại thành phố này. Phán quyết, khi có hiệu lực, có thể tạo điều kiện cho hơn 100.000 người giúp việc nước ngoài xin thường trú tại đặc khu kinh tế này của Trung Quốc.
Người giúp việc gia đình được yêu cầu rời khỏi Hồng Kông trong vòng 2 tuần nếu bị chủ sa thải.
Người giúp việc gia đình được yêu cầu rời khỏi Hồng Kông trong vòng 2 tuần nếu bị chủ sa thải.

Phán quyết trên liên quan tới một người phụ nữ tên là Evangeline Banao Vallejos, người đã sống ở Hồng Kông từ năm 1986.  

Phán quyết là một bước ngoặt tư pháp này có thể dẫn tới việc hơn 100.000 người giúp việc nước ngoài khác giành quyền cư trú tại Hồng Kông. Vụ việc của Evangeline Banao Vallejos đã gây nên một cuộc tranh luận rộng rãi về sự đối xử công bằng với những người giúp việc nước ngoài tại đặc khu kinh tế này.

Mark Daly, luật sư bào chữa cho bà Vallejos, cho biết người phụ nữ bà Vallejos đã rất hài lòng với phán quyết của tòa án, điều này có nghĩa là tất cả những người giúp việc nước ngoài từ nay có thể nộp đơn xin thường trú tại Hồng Kông.

Ông Daly cho hay, chính quyền có 28 ngày để kháng cáo. Trong khi đó, một phát ngôn viên của chính quyền Hồng Kông nói rằng chính quyền đang phân tích phán quyết của tòa và có thể sớm đưa ra một phản ứng chính thức.  

Một số nhà phê bình cho rằng, việc cho phép người giúp việc gia đình được cư trú tại Hồng Kông có thể đem lại gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế, giáo dục và nhà ở công cộng nơi đây.

Trong khi các công dân Trung Quốc lục địa không được cư trú sau khi làm việc tại Hồng Kông 7 năm, thì các quy định về nhập cư cũng loại trừ những người giúp việc ngoại quốc khỏi danh sách được phép đăng ký thường trú. Các luật sư bảo vệ nhân quyền và những người giúp việc gia đình lập luận rằng, điều đó thể hiện sự phân biệt đối xử.

Thường trú có nghĩa là một người có thể cư trú vô thời hạn ở Hồng Kông, được bỏ phiếu và tham gia các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, một số nhà chính trị và bình luận cảnh báo rằng, việc cho người giúp việc nước ngoài được đăng ký thường trú có thể cho phép họ mang theo con cái và người thân tới Hồng Kông, những người muốn đòi quyền được học hành và có chỗ ở.

Norman Carnay, nhân viên chương trình của Đoàn Lao động Nhập cư hoan nghênh phán quyết của tòa án. “Chúng tôi hy vọng phán quyết là bước chuẩn bị cho Hồng Kông mở cửa đối xử bình đẳng với các lao động nhập cư”, Carnay nói.

Tuy nhiên, Carnay nói thêm rằng quyền về chỗ ở không nhất thiết phải là một ưu tiên đối với nhiều người giúp việc gia đình. “Theo  các cuộc điều tra của chúng tôi, những mối quan tâm cấp bách hơn là tiền lương và điều kiện làm việc”, ông nói.

Hiện ở Hồng Kông có hơn 300.000 người giúp việc nước ngoài, trong đó chủ yếu đến từ Indonesia và Philippines. Và khoảng 120.000 người giúp việc nước ngoài đã sống ở đây hơn 7 năm. Họ được yêu cầu phải ở cùng với chủ của mình và không thể chuyển sang công việc khác.

Khi không có quyền thường trú, nếu người giúp việc gia đình bị chủ sa thải thì họ phải tìm công việc tương tự hoặc rời Hồng Kông trong vòng 2 tuần. 

Người giúp việc gia đình ở Hồng Kông có mức lương tối thiểu là 3.740 đô la Hồng Kông (tương đương với 480 USD, khoảng 10 triệu đồng Việt Nam) mỗi tháng và có ngày nghỉ hàng tuần. Như vậy, điều kiện làm việc của họ tốt hơn điều kiện tại một số quốc gia châu Á.

T.T (theo BBC)

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.