Người gác bỏ trực ăn cháo, tàu húc ô tô 2 người chết

Bỏ qua thông báo tàu xin vào cầu Ghềnh, người gác chắn rời phiên trực đi ăn cháo khiến dòng xe tự do lên cầu gây tắc nghẽn... Đoàn tàu lao tới, tai nạn xảy ra làm 2 người chết, 24 nạn nhân bị thương.

Bỏ qua thông báo tàu xin vào cầu Ghềnh, người gác chắn rời phiên trực đi ăn cháo khiến dòng xe tự do lên cầu gây tắc nghẽn... Đoàn tàu lao tới, tai nạn xảy ra làm 2 người chết, 24 nạn nhân bị thương.

Ngày 24/9, VKSND thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ vụ "tàu lửa húc hàng loạt ô tô trên cầu Ghềnh" sang tòa cùng cấp để xét xử 8 bị cáo.

Theo đó, Nguyễn Văn Túy (44 tuổi, lái tàu chính), Nguyễn Xuân Phú (48 tuổi, lái tàu phụ) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

4 nhân viên gác chắn cầu Ghềnh bắc trên sông Đồng Nai gồm Trần Văn Thời, Trần Viết Hải, Bùi Văn Thuấn, Nguyễn Văn Lương cùng Tô Quang Toán (nhân viên bảo trì đèn tín hiệu) bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tài xế Trần Minh Châu bị truy về tội Cản trở giao thông đường sắt.

1
Chiếc ô tô bẹp dúm sau tai nạn.

Theo cáo trạng, tối 6/2/2011 (mùng 4 Tết Tân Mão), Lương và Hải được giao nhiệm vụ gác chắn số 3 tại Cầu Ghềnh, gác chắn số 4 do Thuấn và Thời chịu trách nhiệm. Lúc 19h10, Thời đã bỏ đi ăn cháo nên để các xe tự do đi vào cầu Ghềnh. 8 phút sau Thuấn nhận được điện thoại báo tàu SE2 xin đường nhưng không can thiệp và dòng xe vẫn tiếp tục lên cầu.

Vài phút sau, Lương báo cho chắn số 4 không cho ôtô lên cầu để cho dòng xe từ chắn số 3 đi qua. Dù không thấy bên kia trả lời nhưng người này vẫn để các ôtô đi lên khiến cầu bị tắc nghẽn.

Đến 19h29, tàu SE2 tiếp tục gọi điện xin đường thì Thời đã ấn chuông, bật đèn tín hiệu và hạ chắn barie không cho xe vào cầu. Lúc này, Thuấn phát hiện có 2 đoàn ôtô đối đầu giữa cầu nên đặt đèn tín hiệu dừng khẩn cấp. Người này yêu cầu ôtô của Châu lùi lại để nhường cho xe phía bên kia qua cầu nhưng tài xế không đồng ý. Một lúc sau, Châu chịu lùi xe nhưng không còn kịp vì tàu đã lao đến khiến 2 người chết, 24 người bị thương.

Cơ quan công tố xác định, dù không có tín hiệu thông cầu nhưng Túy và Phú vẫn cho tàu đi vào khu vực Cầu Ghềnh nên đã gây ra tai nạn nghiêm trọng. Đối với Toán, người này được giao kiểm tra thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt, nhưng không biết được đèn tín hiệu phía nam Cầu Ghềnh đã bị hư. Sau tai nạn xảy ra, Toán lén trèo lên trụ đèn báo thay bóng đèn vàng hư hỏng để thoát tội nhưng bị phát hiện.

Ngoài ra, VKS đề nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm của 6 người có mặt trên tàu gồm: Đinh Ngọc Sơn (trưởng tàu khách), Phan Đình Cừ (trưởng tàu an toàn), Vũ Ngọc Thế Phong (nhân viên cơ điện lạnh), Nguyễn Minh Hiếu (nhân viên sửa chữa toa xe), Trần Minh Nguyệt (nhân viên phát thanh) và Hà Thị Thanh Hương (nhân viên khách vận). Những người này được cho rằng không khai báo trung thực dẫn đến việc điều tra bị kéo dài.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.