Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Người dân mong muốn Nghị quyết Đại hội XIII sớm đi vào cuộc sống

Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội XIII ngày 1/2/2021.
Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội XIII ngày 1/2/2021.
(PLVN) - Đa số ý kiến đều tin tưởng vào sức mạnh, trí tuệ, bản lĩnh chính trị và trách nhiệm của Đảng trước vận mệnh của dân tộc, của đất nước; đồng thời mong muốn Nghị quyết Đại hội XIII sớm được triển khai, tạo sức lan tỏa để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn thịnh.

Chọn lựa được những cán bộ có đủ đức, đủ tài

Ông Trần Hồng Tiến, Bí thư Huyện ủy Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) phấn khởi cho biết qua theo dõi hệ thống thông tin và kết quả Đại hội, có thể thấy Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp.

Công tác chuẩn bị trước, trong và sau Đại hội đều được chuẩn bị chu đáo và thực hiện rất tốt, từ công tác chuẩn bị văn kiện đại hội, công tác nhân sự đến tổ chức Đại hội. Qua theo dõi trên báo chí trong và ngoài nước, dư luận nhân dân đều đánh giá rất cao thành công của Đại hội, nhất là công tác nhân sự.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới. Những nhân sự trúng cử vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng đều có phẩm chất đạo đức, năng lực, uy tín rất cao và có tính kế thừa.

Các đồng chí trúng cử không chỉ được Đại hội tín nhiệm, mà còn nhận được sự đồng lòng, đồng tình ủng hộ của nhân dân cả nước. Cán bộ, đảng viên, nhân dân đều mong muốn đội ngũ lãnh đạo Đảng sẽ trở thành động lực giúp đất nước ngày càng phát triển.

Bên cạnh công tác nhân sự, có thể thấy các văn kiện được trình bày tại Đại hội cũng được các đại biểu đóng góp các ý kiến hết sức tâm huyết, trách nhiệm, có những định hướng mang tầm chiến lược để phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Theo ông Lâm Văn Giàu, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Kiên Lương (Kiên Giang), thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự mong đợi của toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta. Điều tâm đắc nhất tại Đại hội lần này là về công tác nhân sự.

Việc chuẩn bị nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Kiên Lương rất quan tâm theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Qua các lần Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, công tác nhân sự lần này được chuẩn bị một cách khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện với năm bước thay vì ba bước trước đây.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự Đại hội XIII của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự Đại hội XIII của Đảng. 

Đại biểu dự Đại hội với tinh thần trách nhiệm cao, đã lựa chọn, bầu những đại biểu thực sự ưu tú, mẫu mực, tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị; trình độ năng lực, uy tín cao, đủ khả năng hoàn thành sứ mệnh được giao phó.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Kiên Lương luôn kỳ vọng, tin tưởng các đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần này sẽ đoàn kết thống nhất lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tin tưởng vào đường lối đổi mới

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) cho rằng điều ông tâm đắc nhất là thông điệp được truyền đi trong bài phát biểu khai mạc và bế mạc Đại hội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đó là xây dựng nước Việt Nam phát triển, phồn vinh.

Đảng ta đã định hướng được con đường phát triển đất nước cả trước mắt, cũng như lâu dài, đến năm 2030 và đến năm 2045 (tức là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, 2 dấu mốc đặc biệt quan trọng).

Theo ông Hùng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã truyền thông điệp rất rõ về khát vọng phát triển của đất nước trong tương lai, tạo được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội.

Một vấn đề khác mà Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Ea Kar tâm đắc là quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đưa ra bàn bạc tại Đại hội và nhất quán khẳng định sẽ làm quyết liệt, mạnh mẽ, không có điểm dừng, không có vùng cấm.

“Tại nhiệm kỳ này, Đảng ta tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là xây dựng, chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Với tinh thần vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là các cán bộ có chức vụ cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể phải thực sự gương mẫu, tiên phong đi đầu trong mọi công việc. Có như vậy, nhân dân mới tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng," ông Nguyễn Thế Hùng cho hay.

Theo ông Lê Hoàng Nhân, Trưởng Khối dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Đông Hưng B, huyện An Minh (Kiên Giang), là cán bộ địa phương, bản thân ông tâm đắc với chủ đề Đại hội lần này, bao hàm đầy đủ định hướng công tác xây dựng Đảng, xây dựng đất nước trong giai đoạn mới. Riêng nội dung đại đoàn kết toàn dân tộc được định hướng rõ trong các văn kiện, nội dung Đại hội.

Báo cáo chính trị khái quát được thành tựu, các khó khăn, thách thức đã vượt qua trong 5 năm; trong đó ấn tượng nhất là tình hình thế giới, dịch bệnh toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt dịch bệnh; đặc biệt là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng được nhân dân đồng tình cao.

Đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nghị quyết Đại hội xác định được các mục tiêu trọng tâm chiến lược trong xây dựng đất nước giai đoạn mới, tầm nhìn, mục tiêu giải pháp phát triển kinh tế, xã hội cho từng giai đoạn.

Theo ông Lê Hoàng Nhân, ngay sau khi Đại hội XIII của Đảng thành công, Mặt trận Tổ quốc cùng với cấp ủy, các ngành nhanh chóng triển khai Nghị quyết Đại hội trong cán bộ, đảng viên đến đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân; xây dựng các kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội phù hợp tình hình địa phương để nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Cán bộ và nhân dân ở xã vùng U Minh Thượng mong muốn Đảng làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, định hướng phát triển kinh tế-xã hội phù hợp, nhất là quan tâm đến phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn… để rút ngắn khoảng cách thành thị và nông thôn, giúp người dân thuận tiện trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa, có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Ông Lê Văn Gìn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cho biết những ngày qua, cùng chung không khí của đồng bào cả nước, bản thân ông và người dân tại đây luôn quan tâm theo dõi sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Cá nhân ông Gìn nhận thấy Đại hội XIII diễn ra có sự chuẩn bị hết sức công phu, bài bản, nhiều bước sàng lọc trong bầu cử rất dân chủ, khách quan. Qua thăm dò trong nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ với tâm nguyện các đại biểu được bầu tại Đại hội lần này là những người có đủ năng lực để lãnh đạo đất nước đi lên một cách toàn diện.

Từ thành công Đại hội XIII, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội, ông Lê Văn Gìn mong muốn ngay sau Đại hội, Đảng ta đổi mới công tác quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, nâng cao tính định hướng đối với hoạt động thực tiễn; dồn sức tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến," "tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đảng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; triển khai các giải pháp nhằm thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân trong xây dựng, bảo vệ đất nước.

Ông Lê Văn Gìn mong muốn Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sớm đi vào cuộc sống, tận dụng được các cơ hội mới, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội, vừa giữ vững an ninh quốc gia trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Người dân ở Quảng Ninh treo cờ chào mừng Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: báo Quảng Ninh.
Người dân ở Quảng Ninh treo cờ chào mừng Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: báo Quảng Ninh.

Bí thư Huyện ủy Krông Pắc (Đắk Lắk) Trần Hồng Tiến cho biết ngay sau Đại hội, Huyện ủy tuyên truyền sâu, rộng kết quả của Đại hội đến các tầng lớp nhân dân để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn việc thực hiện các chuyên đề về chương trình hành động triển khai Nghị quyết XIII của Trung ương Đảng với việc thực hiện Nghị quyết XVII của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk và Nghị quyết XIV của Đảng bộ huyện Krông Pắc.

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, huyện sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ từ các thôn, buôn. Chi bộ là nền tảng của tổ chức Đảng, nếu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ từ các thôn, buôn, thì sẽ giúp tổ chức Đảng vững mạnh, khẳng định được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.

Bên cạnh đó, Krông Pắc tập trung thực hiện Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.

Trọng tâm thứ 3 là Huyện ủy Krông Pắc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tư; tạo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến đầu tư tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm, phát triển các chỉ số kinh tế-xã hội của huyện nhà. Đây là ba nhiệm vụ trọng tâm, ngay đầu nhiệm kỳ đã xác định phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk), để sớm đưa nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII của Đảng vào cuộc sống, sau khi có hội nghị thông báo nhanh kết quả Đại hội do Tỉnh ủy tổ chức, căn cứ vào Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ea Kar sẽ xây dựng Kế hoạch để triển khai kịp thời nghị quyết của Đại hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương./.

Đọc thêm

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.