Người đàn bà bước ra từ bóng tối

Cái tên Tâm “si- đa” không mang nghĩa xấu, không nhằm gọi chị như một con bệnh HIV. Tâm “si- đa” xuất phát từ một lần đi tuyên truyền hậu quả của HIV và phát bao cao su miễn phí cho chị em gái bán hoa ở công viên Tao Đàn, rồi gắn luôn với chị từ đó. Định mệnh của chị cũng là định mệnh của cái tên ấy, bước đến với ánh sáng, chị đến với những con người dưới đáy xã hội, những bệnh nhân HIV giai đoạn cuối, đau đớn, vật vã và bị ghẻ lạnh…

Cái tên Tâm “si- đa” không mang nghĩa xấu, không nhằm gọi chị như một con bệnh HIV. Tâm “si- đa” xuất phát từ một lần đi tuyên truyền hậu quả của HIV và phát bao cao su miễn phí cho chị em gái bán hoa ở công viên Tao Đàn, rồi gắn luôn với chị từ đó. Định mệnh của chị cũng là định mệnh của cái tên ấy, bước đến với ánh sáng, chị đến với những con người dưới đáy xã hội, những bệnh nhân HIV giai đoạn cuối, đau đớn, vật vã và bị ghẻ lạnh…

Bìa cuốn hồi ký
Bìa cuốn hồi ký

Đời tưởng đã bỏ đi

“Tôi từng nghĩ mình không phải con người”- Trương Thị Hồng Tâm, vẫn thường được gọi là “Tâm Si- đa” đã nói về mình như vậy. Chị từng nghĩ thế, và với nhiều người, chị cũng không phải là người. Chỉ là một con nghiện vất vưởng đầu đường xó chợ. Để thỏa mãn cơn nghiện có thể làm bất cứ điều gì: trộm cắp, ăn xin, bán dâm…

Bất hạnh của đời Tâm gắn liền với hoàn cảnh lịch sử: sinh ra trong một gia đình cha lính ngụy, máu ăn chơi đàng điếm đã khiến người cha này liên tục lập thêm cho mình những gia đình nhỏ, những đứa con liên tiếp được ra đời. Đời Tâm từ nhỏ đã chứng kiến những cùng cực, khi cha mẹ giận bỏ nhau, bỏ mặc bốn chị em còn bé tí, phải lê la ăn cắp cơm về cho các em ăn. Rồi đói khát, ghẻ lở suốt cả tháng trời, khiến đứa em nhỏ chết vì suy kiệt.

Trôi dạt từ tay người mẹ ghẻ này đến mẹ ghẻ khác. Khát khao mái ấm, luôn mơ về ngôi nhà có cha mẹ, được yêu thương, nhưng thực tế mà Tâm đối mặt luôn là cảnh bị ruồng rẫy, bỏ rơi, bỏ đói, đánh đập, bóc lột lao động, lạm dụng tình dục, bị chứng kiến sự dối lừa ti tiện của các bậc người lớn… Hận đời, Tâm tìm đến các thú ăn chơi, dấn sâu vào ma túy như một lẽ đương nhiên. Đời giày vò. Ma túy giày vò đến mức phải trộm cướp, bán trinh, tủi nhục ê chề…

Năm 2004, Tâm bắt tay vào viết hồi kí đời mình từ sự động viên, khuyến khích của một người bạn Đức mang tên Petra, làm việc tại Ủy ban phòng chống AISD TP.Hồ Chí Minh. Thông qua quyển sách, Tâm chia sẻ: “Tôi không đơn giản nghĩ rằng viết là để có tiền giúp các con, mà thông qua những con chữ chân tình này, tôi hy vọng có thể giúp ai đó tránh được những va vấp như tôi trước đây”. Chị đã có “các con” và cuộc đời đáng để viết thành sách. Vậy thì, gần 20 năm, từ những ngày nghiện ngập, sa đọa cho đến lúc bắt tay vào hồi kí, Tâm đã làm những gì, cuộc đời đã thay đổi theo hướng nào?

Tràn nước mắt nhưng cũng vạn yêu thương

Năm 1992, bước ngoặt của đời Tâm đã đến, khi đang lang thang chờ khách, chị được một nhóm tuyên truyền phòng chống HIV trên địa bàn quận 1 kiên trì đeo bám, thuyết phục chị cai nghiện, làm lại cuộc đời. Có thể nói đó là ánh sáng của số phận, có thể nói Tâm gặp may. Nhưng, ý chí, lòng hướng thiện trong con người Tâm mới chính là cái giúp chị ra khỏi bóng tối, đem lại cho cuộc sống chị nhiều ý nghĩa mới.

Cuốn hồi kí đưa người ta về với những ngày tháng đó của Tâm, những lời can của “đồng nghiệp”: “Dù mày có làm bao nhiêu việc từ thiện đi nữa thì xã hội vẫn gọi mày là con đĩ”, cho đến những giọt nước mắt rơi trên những đồng lương tuyên truyền viên lần đầu nhận. Rồi Tâm được làm mẹ. Con Tâm là những đứa trẻ cơ nhỡ, mồ côi, trẻ HIV bị ruồng rẫy… Cứ thế, cuốn hồi kí tái hiện cuộc đời sóng gió của Tâm, qua những khúc ngặt nghèo và tăm tối lại đến ánh sáng và tình thương ấm áp. Có giọt nước mắt nóng hổi rơi trên những phận người.

Đến nay, Tâm vẫn miệt mài với những con bệnh giai đoạn cuối, với đàn con. Công việc xoáy lấy Tâm, vất vả, lo toan không ngớt. Nhật kí đời Tâm ngày một dày thêm. Tâm không nhà, quá khứ tăm tối, nên khó lòng làm cho mình một chứng minh nhân dân, nói gì đến hộ khẩu. Nghĩa là Tâm không có quyền công dân? Nhưng điều mà Tâm làm được, vượt xa hơn nghĩa vụ mà một công dân có thể làm với xã hội của mình. Cuốn hồi kí của Tâm vì thế còn được gọi là “Hồi kí của một người không hộ khẩu,không chứng minh nhân dân”.

Một người bạn lâu năm, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã nói về Tâm: “Tôi biết Tâm từ những lớp huấn luyện về HIV/ AISD do Trung tâm truyền thông- giáo dục sức khỏe TPHCM tổ chức. Tâm xanh xao, ốm yếu, gầy nhom nhưng mạnh mẽ, quyết liệt, thẳng thắn và trung thực… Khi có những ưu tư, thất vọng, nản lòng, lại thấy Tâm… gõ cửa. Có khi Tâm hớt hải xin một cái giấy giới thiệu, một lá thư tay để kịp đưa một đứa bé vào bệnh viện, có khi Tâm kêu cho ít tiền để mua vé xe đò cho một bé gái thoát khỏi ổ mại dâm…NXB muốn tôi viết đôi dòng để giới thiệu tập hồi kí này, tôi thấy chỉ cần nói một câu: Cảm ơn em, Tâm “si- đa”!”.

Ngọc Mai

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.