“Nghìn năm văn hiến qua khe hở của chiến tranh”


Bức tranh lớn “Hà Nội chiến luỹ và hoa” của hoạ sĩ Doãn Sơn có kích thước 2,25X9,6m, bày kín một bức tường triển lãm “Dấu ấn Hà Nội” vừa khai mạc tại Bảo tàng mỹ thuật VN. 3 năm âm thầm thực hiện, Doãn Sơn coi đây là tình yêu lớn dâng lên Hà Nội vàng son và anh hùng. PLVN Online đã trò chuyện với anh.


Bức tranh lớn “Hà Nội chiến luỹ và hoa” của hoạ sĩ Doãn Sơn có kích thước 2,25X9,6m, bày kín một bức tường triển lãm “Dấu ấn Hà Nội” vừa khai mạc tại Bảo tàng mỹ thuật VN. 3 năm âm thầm thực hiện, Doãn Sơn coi đây là tình yêu lớn dâng lên Hà Nội vàng son và anh hùng. PLVN Online đã trò chuyện với anh.
Họa sỹ Doãn Sơn bên tác phẩm của mình
Họa sỹ Doãn Sơn bên tác phẩm của mình


Lý do nào khiến anh bắt tay vào vẽ bức tranh lớn một cách “vô tư” như thế?

Ý tưởng vẽ tranh đến tình cờ. Ban đầu tôi hưởng ứng lời kêu gọi của Hội mỹ thuật Hà Nội muốn có một bức tranh 3mX2m, với đề tài hướng về kháng chiến trong lòng Hà Nội năm 1946. Trong thời điểm đó lại có sự phát lộ Hoàng thành Thăng Long với nhiều hiện vật được tìm thấy. Tôi đọc “Luỹ hoa” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, có đoạn bắn nhau trong Bắc bộ phủ. Từ những nguồn ấy, tôi thấy nảy ra một khe hở mà qua lắt cắt của nó, qua đống đổ nát của chiến tranh, tôi  mình nhìn thấy 1.000 năm Hà Nội.
Vì vậy mà các hiện vật tôi vẽ không có gì nguyên lành. Nhưng đó là sự tái hiện của tinh hoa văn hoá. Nên nói “chiến luỹ và hoa” thì “hoa” ở đây là hoa tươi, là người đẹp làng hoa và cả tinh hoa Hà Nội.

 Cùng với những thúc đẩy đó, ở đây có chút gì mang cảm hứng về hiện đại không?

Tôi sinh ra hoàn toàn không thấy bom đạn, mà chỉ qua người khác kể, qua sách vở, tư liệu. Dấu ấn đương đại ở đây chính là con mắt nhìn của tôi – người của ngày hôm nay trước lịch sử. Điều mà tôi có thể quyết định được là có thể đưa cái tôi muốn vào không gian nghệ thuật, theo ý tưởng của tôi. Nên ý nghĩa đương đại ở đây không phải là thủ pháp mới, vì tác phẩm thể hiện theo hướng tả thực thôi, mà là cách nhìn, cách thể hiện của tôi.

 Anh sắp xếp thời gian vẽ tranh thế nào?

Theo một lịch trình quen thuộc. 6 giờ sáng tôi dậy, ăn uống, đưa con đi học. 7 giờ ngồi pha trà ngẫm nghĩ và lên vẽ. Vẽ cật lực đến 12 giờ là lúc không thể vẽ được nữa. Chiều thì tôi làm việc khác. Đêm vẫn thường làm việc. Nửa đêm thì trong những suy nghĩ của mình có thể nảy ra ý gì đó và hôm sau lại tiếp tục. Có những lần tôi đưa ra để mọi người góp ý và cũng đã nhận những lời “chê” để điều chỉnh cho tốt hơn.

 Cứ như thế trong 3 năm ròng?
Chiến lũy và hoa
Chiến lũy và hoa

Tất nhiên trình tự ấy không phải luôn đều đặn. Có khi cả ngày chỉ vẽ được một chi tiết, nhưng để có được nó thì tôi phải tập hợp, chọn lựa từ nhiều mẫu khác nhau. Như cô gái làng hoa chẳng hạn, lúc đầu tôi chọn một cô hơi sang trọng, nhưng vẽ xong thấy không ổn, rồi một cô trẻ trung da trắng, cũng không ổn. Có lúc tôi thử đưa vào vẻ đẹp như một minh tinh màn bạc, xong lại không ổn nốt. Cuối cùng trong một lần xem tranh vẽ của một danh hoạ Pháp về người VN, thấy người ta vẽ mộc mạc, tôi cảm thấy cũng nên giản dị thôi. Sau đó tôi đã chọn được một khuôn mặt trái đà, một cô gái bình thường, không cầu kỳ. Và đó là kết quả cuối cùng. Rồi anh vệ quốc quân đứng bên cô nữa, nét mặt, dáng vóc của anh ấy lại là sự tham khảo từ ba người khác nhau.

Hay như hình ảnh bà cụ quét ở cổng trong đêm, tôi cũng đã nghĩ, đã tìm khá lâu. Rồi một hôm chợt gặp ở một bà cụ trong Hà Đông có những nét mà tôi cảm thấy mình đang tìm. Tôi bèn chụp lại ngay và dựa vào đó để thể hiện.

 Tự thân vận động, miệt mài, lặng lẽ và không ồn ào. Anh có điểm tựa nào cho quá trình này?

Đấy là một điều kỳ diệu và có lẽ tôi được phù hộ để thực hiện bức tranh. Có gì đó rất may mắn. Tôi cho rằng những người anh hùng của tôi biết tôi làm việc này, họ vẫn sống và phù hộ cho tôi gặp may mắn, có đủ sức lực để thực hiện công việc.
Hướng về Hà Nội, tôi nghĩ cơ hội và nguyện vọng công bằng với tất cả mọi người, từ anh nghệ sĩ, anh kỹ sư, chị lao công, người buôn bán… Nhiều người đều muốn và đều có thể làm một điều gì đó cho Hà Nội.

 Bây giờ khi việc đã xong, anh có mong muốn được hỗ trợ gì chăng, hay có kế hoạch nào cho bức tranh sau khi triển lãm?

Tôi đưa tranh đến tham gia triển lãm như một sự kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Còn sau đó việc đến đâu thì tôi thực hiện đến đó. Để có một hỗ trợ nào đó thì ngoài khả năng của tôi. Tôi hy vọng sẽ có một đơn vị đủ không gian để dựng bức tranh này. Còn không, tôi sẽ đưa nó về xưởng vẽ của tôi ở làng Bát Tràng, ở đó tôi coi như một trung tâm giáo dục nghề truyền thống và dạy vẽ cho các em, nơi tôi đưa các em đến ngưỡng cửa hội hoạ và bản thân tôi cũng tích luỹ được rất nhiều.

Xin cảm ơn anh!

Hoàng Hoa  (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.

Đọc thêm

“Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội”- lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (ảnh BTC)
(PLVN) - Chiều 9/10/2024, Báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai mạc “Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội” và giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Độc giả có thể thử sức cắt dán và gấp mô hình Cột cờ Hà Nội rồi quét mã QR tương tác và tìm hiểu về lịch sử Thủ đô. Đây là cách làm đầy sáng tạo và tâm huyết để thu hút công chúng, lan tỏa tình yêu với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô

“Hoàng tử chèo” đau đáu với sự phát triển của văn hóa Thủ đô
(PLVN) - Hà Nội là nơi chắp cánh cho ước mơ được đắm mình trong thế giới nghệ thuật chèo của NSND Quốc Chiêm. Bởi vậy, kinh qua các vị trí, từ người nghệ sĩ cho tới công tác quản lý, ông luôn đau đáu góp sức vì văn hóa của Hà Nội nói riêng và sự phát triển của Thủ đô nói chung.

Hà Nội hào hùng, thơ mộng trên từng nốt nhạc

Những thiếu nữ với tà áo dài truyền thống bên những gánh hàng hoa đặc trưng của mùa Thu Hà Nội. (Ảnh: Điện tử Chính phủ)
(PLVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giai điệu của các tuyệt phẩm về Hà Nội lại vang lên như tỏ rõ khí chất hào hùng, anh dũng, quả cảm không kém phần thơ mộng của những con người Thủ đô. Mảnh đất ngàn năm văn hiến với nét đẹp bình dị và sức sống tiềm tàng đã làm xao xuyến bao tâm hồn nghệ sĩ, để tạo nên những nốt nhạc bất tử sống mãi cùng thời gian.

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội

'Đào, Phở và Piano' - Phim tranh giải OSCAR được phát sóng đầu tiên trên giờ vàng Đài Hà Nội
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ giới thiệu đến khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại 'Hà Nội - Tinh hoa Áo dài'

Hàng trăm mẫu áo dài khoe sắc tại “Hà Nội- Tinh hoa Áo dài”. (Ảnh: Quang Thái)
(PLVN) - Với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, Lễ hội Áo dài Du lịch 2024 diễn ra từ 4-6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Lễ hội mang đến một điểm đến văn hóa, di sản độc đáo và trở thành sản phẩm du lịch thường niên của Hà Nội vào mùa thu.

Nhóm Tứ tấu Bond sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm

Khán giả Việt có cơ hội chìm đắm trong không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới (ảnh BTC).
(PLVN) - “Bond” - Nhóm Tứ tấu dây thành công nhất thế giới sẽ mặc trang phục áo dài Việt để biểu diễn các tuyệt phẩm trong buổi diễn đặc biệt “Bond live in Vietnam” vào tối 5/10 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả Việt có cơ hội thưởng thức không gian âm nhạc sang trọng đẳng cấp Thế giới nhưng cũng thật gần gũi, đầy hoài niệm.

Rưng rưng 'Ký ức Hà Nội - 70 năm'

Những bức ảnh tư liệu khiến nhiều người dân thấy xúc động và tự hào (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954. Dự sự kiện, không ít người rưng rưng xúc động và tự hào...

'Phú Quang - Tình yêu ở lại' - Chạm vào ký ức Hà Nội

“Phú Quang - Tình yêu ở lại” (Ảnh: Nguyễn Khánh)
(PLVN) - Hai đêm nhạc “Phú Quang - Tình yêu ở lại” được đặt trong chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

Loạt chương trình đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV (ảnh BTC).
(PLVN) - Điểm nổi bật trong loạt chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV là sự phong phú, đa dạng về thể loại. Chuỗi chương trình lần này giúp khán giả nhìn lại chiều dài lịch sử, quá trình phát triển của thành phố Hà Nội và mong muốn Thủ đô đạt nhiều thành công hơn nữa, xứng danh "Thành phố vì hòa bình” đã được thế giới công nhận.