Ngành Tài chính phải bám sát tình hình để có quyết sách kịp thời

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý nhiệm vụ của ngành Tài chính rất nặng nề và để hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngành cần phải bám sát tình hình để có quyết sách kịp thời, phù hợp, không “giật cục”...

Thu ngân sách vượt gần 20% dự toán

Chiều qua (19/12), Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Báo cáo tại Hội nghị cho biết, trong năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất cấp thẩm quyền kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí,... với tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn dự kiến khoảng 233,5 nghìn tỷ đồng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Trong điều hành, đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các luật thuế; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác quản lý thu, nhất là đối với các lĩnh vực thương mại điện tử, bất động sản; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân; tính đến ngày 15/12/2022 với tổng số tiền khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng (gia hạn khoảng 105,9 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm khoảng 87,5 nghìn tỷ đồng).

Đến ngày 15/12/2022, thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, vượt 19,8% so dự toán, cao hơn 78 nghìn tỷ đồng so với số đánh giá thực hiện cả năm đã báo cáo Quốc hội; tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước xấp xỉ 18% GDP (vượt mục tiêu 15,2% GDP). Thu ngân sách Trung ương vượt 19,3% dự toán; thu ngân sách địa phương vượt 20,4% dự toán.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách miễn, giảm thuế,…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn của năm 2022, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó Thủ tướng nhấn mạnh “kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo”. “Những kết quả đó là rất đáng trân trọng và trong thành tích chung đó có đóng góp quan trọng của ngành Tài chính” - Thủ tướng biểu dương.

Thủ tướng cũng chỉ ra 5 bài học lớn của năm 2022, đó là: Đoàn kết kỷ cương, sự phối hợp của Bộ Tài chính với các bộ, ngành địa phương; Theo sát tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp; Kết hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác; Chuyển đổi số mạnh mẽ và Hoàn thiện thể chế.

Phân tích tình hình năm 2023 sắp tới, Thủ tướng cho rằng nhiều khó khăn, thách thức vẫn đang tác động đến toàn bộ thế giới, trong đó có Việt Nam, từ đó kéo theo một loạt vấn đề như năng lượng, lương thực, an ninh trật tự…, tác động đến thị trường, tăng trưởng. “Trong nội tại nền kinh tế của chúng ta, bình thường các khiếm khuyết chưa bộc lộ nhiều nhưng tình hình khó khăn, có biến động lớn thì bộc lộ rất rõ, đòi hỏi phải bám sát tình hình để có quyết sách kịp thời, phù hợp”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc lại con số miễn, giảm, gia hạn thuế hơn 200 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, Thủ tướng cho rằng năm 2023 khó khăn hơn, Bộ Tải chính tiếp tục nghiên cứu đề xuất giảm thuế, phí, khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp.

“Tình hình khó khăn phải ứng xử theo điều kiện khó khăn hơn, phải theo sát tình hình, nhất là gắn liền với nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các đồng chí. Nhiệm vụ chung là đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh, linh hoạt, đổi mới sáng tạo. Các đồng chí nắm chắc tình hình để kiên định, nhưng điều hành phải rất linh hoạt, không được “giật cục”. Muốn vậy phải nắm chắc tình hình, phải đổi mới sáng tạo. Nguồn lực từ tư duy, động lực từ sự đổi mới, sức mạnh từ nhân dân. Trong đó lấy đổi mới sáng tạo làm trung tâm, muốn đổi mới sáng tạo phải nắm chắc tình hình, phải tự tin, dám nghĩ, dám làm” - Thủ tướng căn dặn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý ngành Tài chính một loạt vấn đề liên quan đến thu - chi ngân sách, đầu tư công, thị trường chứng khoán, trái phiếu danh nghiệp… và bày tỏ tin tưởng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2023, những điểm “mờ” của ngành Tài chính trong năm 2022 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm 2023, thực hiện tốt phương châm điều hành năm 2023 “Đoàn kết, kỷ cương; Bản lĩnh, linh hoạt; Đổi mới, sáng tạo; Kịp thời, hiệu quả,” quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành Tài chính, các bộ, ngành, địa phương căn cứ các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2023, bám sát tình hình thực tiễn, yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng, triển khai thực hiện ngay kế hoạch, chương trình hành động năm 2023 và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả ngay từ đầu năm.

Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung xây dựng, rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - ngân sách Nhà nước, xây dựng Chính phủ số; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp chính sách thuế, phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tiết giảm chi phí cho sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn làm cho người dân, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.