Ngành Hải quan thúc đẩy công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thực hiện ký trực tuyến bản Thỏa thuận.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thực hiện ký trực tuyến bản Thỏa thuận.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan mới đây đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) với Hải quan các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế.

Tạo thuận lợi thương mại cho các thành viên

Theo Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (DNƯT) được Hải quan các nước ký kết trực tuyến, các nội dung trọng tâm được ký kết như công nhận lẫn nhau và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Cụ thể, mỗi bên tham gia sẽ chấp nhận việc thẩm định và công nhận của Chương trình của bên tham gia khác cấp cho thành viên. Sau khi các bên đã thiết lập tính tương thích Chương trình của họ, mỗi bên tham gia sẽ đối xử với các thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác theo cách có thể so sánh với Chương trình của chính mình và cố gắng cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho các thành viên trong phạm vi có thể.

Đó là các biện pháp như: Thông quan nhanh chóng bằng cách giảm việc kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, đối với hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ rủi ro an ninh; Ưu tiên kiểm tra cho hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác đã được lựa chọn để kiểm tra thực tế. Trong trường hợp có sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế, cố gắng ưu tiên thông quan nhanh cho hàng hóa có nguồn gốc từ hoặc được chuyển đến một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác...

Về nội dung trao đổi thông tin và liên lạc, các bên tham gia sẽ thiết lập cơ chế trao đổi thông tin để thực hiện có hiệu quả các biện pháp sau: Thường xuyên trao đổi cập nhật thông tin về thành viên thuộc Chương trình tương ứng của họ bao gồm tên, địa chỉ, định danh duy nhất/số tham chiếu AEO, tình trạng công nhận và bất kỳ thông tin liên quan khác thông qua một kênh liên lạc đã đồng ý theo một cách đảm bảo an ninh; Cung cấp thông tin cập nhật về những thay đổi đối với các Chương trình tương ứng của họ, bao gồm cả các thủ tục hành chính và thực hiện hoặc các thay đổi về tên của các Chương trình của mình, trao đổi thông tin có lợi được các bên đồng ý…

Về tương lai, các bên tham gia sẽ tích cực triển khai thực hiện Thỏa thuận này nhằm củng cố an ninh chuỗi cung ứng và tăng cường lợi ích chung trong tạo thuận lợi thương mại của các bên tham gia. Mỗi bên tham gia cố gắng cung cấp cho các thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác những lợi ích hơn nữa phù hợp với Thỏa thuận này; tham gia vào các cuộc đối thoại để thảo luận về các cơ hội để cho phép nối lại thương mại sau sự gián đoạn trong các tình huống khẩn cấp...

Tiến tới mở rộng công nhận DNƯT

Trao đổi trên báo chí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ cho biết, thông qua việc công nhận lẫn nhau, các DNƯT sẽ được hưởng nhiều lợi ích cụ thể như tăng lợi ích kinh tế do giảm tỷ lệ kiểm tra, giảm thời gian thông quan và chi phí liên quan (chi phí lưu kho bãi, chi phí nhân công); đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, nâng cao lợi thế cạnh tranh; tăng cường an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa khi xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia ký kết Thỏa thuận… DNƯT sẽ được hưởng lợi từ các thỏa thuận công nhận lẫn nhau khi có hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác thuộc các quốc gia đã ký thỏa thuận với Việt Nam. Để tận dụng lợi ích từ các thỏa thuận này, DNƯT của Việt Nam có thể nghiên cứu xem xét tìm kiếm các nhà cung cấp cũng như khách hàng tại các quốc gia có ký thỏa thuận với nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, do đây đang là bước khởi đầu nên Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước sẽ triển khai, ghi nhận thực tế và chủ động phối hợp xử lý khó khăn có thể phát sinh. Đơn cử, về mặt công nghệ thông tin áp dụng khi đánh giá và phân loại DNƯT của các quốc gia ký kết thỏa thuận để có biện pháp theo dõi và quản lý phù hợp.

Trong quá trình tiến tới ký kết được Thỏa thuận công nhận lẫn nhau, ông Nguyễn Văn Thọ chia sẻ, Việt Nam còn có một số điều kiện công nhận DNƯT chưa tương đồng với điều kiện của các nước. Để giải quyết vấn đề nêu trên, qua xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Tổng cục Hải quan đang bổ sung các điều kiện mà Việt Nam còn thiếu nhằm đảm bảo các điều kiện công nhận DNƯT của Việt Nam tương đồng với các nước tham gia ký kết.

Đồng thời, trên cơ sở định hướng đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Thọ, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về DNƯT trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) về các điều kiện áp dụng, các chế độ được ưu tiên, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Hải quan; quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, công tác quản lý hải quan đối với các DNƯT, xây dựng và thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về DNƯT giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới.

Về triển khai DNƯT trong khu vực, tất cả các nước trong ASEAN đều đã triển khai chính thức Chương trình DNƯT với các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào tình hình của từng quốc gia. Nhưng về cơ bản, các nước đều triển khai Chương trình dựa trên khuyến nghị của WCO về Khung tiêu chuẩn về an ninh, an toàn (SAFE). Vì vậy, việc triển khai thực hiện thí điểm Thỏa thuận với các nước ASEAN sẽ tạo tiền đề để Tổng cục Hải quan tiến hành đàm phán ký kết thỏa thuận về DNƯT với các nước đối tác quan trọng trên thế giới mà Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã đề ra.

Tính đến hết năm 2022, cả nước có tất cả 74 doanh nghiệp đang được công nhận DNƯT, gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Thống kê năm 2021 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 74 DNƯT đạt 221 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 30% tổng kim ngạch của cả nước.

Đọc thêm

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.