Ngân hàng Chính sách xã hội: Trên những cung đường phát triển

(PLVN) - Mười chín năm hình thành và hoạt động trong diễn tiến phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) dần trưởng thành.

Từ một ngân hàng chuyên trách trong vai trò “cánh tay nối dài” của Đảng, Chính phủ triển khai các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, NHCSXH đã dần từng bước tham gia sâu vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng giảm nghèo, an sinh xã hội, trở thành công cụ hữu hiệu thực thi các chính sách tín dụng khẩn cấp, đảm bảo nền kinh tế đất nước hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau.

NHCSXH thực hiện giao dịch định kỳ hàng tháng tại 11.000 điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn để giải ngân vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Trong ảnh là một buổi giao dịch tại xã Vạn Ninh của NHCSXH tỉnh Quảng Bình, các cán bộ luôn thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế). Ảnh: Tuấn Ngọc

NHCSXH thực hiện giao dịch định kỳ hàng tháng tại 11.000 điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn để giải ngân vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Trong ảnh là một buổi giao dịch tại xã Vạn Ninh của NHCSXH tỉnh Quảng Bình, các cán bộ luôn thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế). Ảnh: Tuấn Ngọc

Chỉ sau hơn 2 tháng cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, hệ thống NHCSXH đã giải ngân được trên 442 tỉ đồng cho 830 lượt người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 125.481 người lao động tại 63 tỉnh, thành phố, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, duy trì sản xuất tạo đà phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Đây là kết quả của quan điểm xuyên suốt mà Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng chỉ đạo toàn hệ thống “Thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Không để người sử dụng lao động có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn không tiếp cận được nguồn vốn từ chính sách của Chính phủ”.

Đặc biệt, tinh thần “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” của hơn 10.000 cán bộ phủ rộng ở gần 11.000 Điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND cấp xã trong toàn quốc, cùng với mối quan hệ bền chắc giữa NHCSXH với cả hệ thống chính trị đã trở thành điểm tựa để NHCSXH nhanh chóng đưa chính sách vào sâu rộng trong cuộc sống ngay tuần đầu triển khai và dư nợ tiếp tục tăng theo cấp số nhân theo thời gian.

Chính sách càng thêm thẩm thấu nhanh vào cuộc sống khi trước đó NHCSXH đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 68 và Quyết định số 23 theo hướng rút gọn trình tự, thủ tục, giảm điều kiện, đơn giản hóa tối đa thủ tục, mở rộng đối tượng, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận chính sách.

“Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất là chính sách rất cần thiết trong thời điểm đại dịch đang diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh, đưa chính sách đi vào cuộc sống càng sớm càng tốt, góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng khẳng định.

Không chỉ nhiệt huyết trong công việc, “những trái tim hồng” đã tăng thêm sức mạnh cho cả nước chống dịch và phát triển kinh tế qua công tác an sinh xã hội. Từ năm 2020 đến nay, hệ thống NHCSXH đã thực hiện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền trên 47 tỉ đồng. Riêng năm 2021 hỗ trợ trên 40,7 tỉ đồng cho các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để mua dụng cụ, thiết bị y tế, mua vaccine, mua nhu yếu phẩm.

Câu chuyện nhỏ về NHCSXH tham gia cùng cả nước chống dịch COVID-19 trên cho thấy sự trưởng thành và phát triển vượt bậc trong hành trình 19 năm xây dựng và phát triển của NHCSXH.

Từ thuở sơ khai, NHCSXH chỉ thực hiện 3 chương trình tín dụng ban đầu là cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm và cho vay học sinh, sinh viên với nguồn lực hạn hẹp. 8 năm đầu thành lập NHCSXH đã đề xuất, triển khai nhiều giải pháp tăng trưởng nguồn vốn, từng bước huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình giảm nghèo, công tác an sinh xã hội.

Đến năm 2010, NHCSXH đã cho vay tới 18 chương trình tín dụng dựa trên nền tảng của 3 chương trình tín dụng ban đầu, phủ kín nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn, điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế và sự ổn định xã hội.

Về cơ bản NHCSXH trong giai đoạn đầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Chính phủ giao phó, đóng góp tích cực vào việc thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010 của Chính phủ, xây dựng được nền tảng vững chắc, tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, bước vào chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 với những thách thức mới cho công cuộc giảm nghèo Việt Nam đòi hỏi tín dụng chính sách phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa để hiên thực hóa mục tiêu mà “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội” năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”.

Bởi vậy, để thực thi được, hoạt động của NHCSXH không thể dựa trên kế hoạch manh mún hàng năm như trước mà cần có chiến lược phát triển dài hạn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài khoá trung hạn. Những tâm ý này đã được gửi gắm trong Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020. Từ đây mở ra thời kỳ mới cho hoạt động của NHCSXH.

Trong đó, NHCSXH tiếp tục hoàn thiện mô hình, nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH không chỉ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà còn góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Tiếp theo thành quả của 8 năm trước, NHCSXH tiếp tục kết nối cả hệ thống chính trị xã hội tham gia triển khai thực thi các chính sách tín dụng xã hội, mà việc NHCSXH tham mưu chính sách để Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được xem là một bước đột phá lớn. Gánh nặng triển khai chính sách của Chính phủ đặc biệt là nguồn vốn đã được sẻ chia khi “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”; “Trung ương và địa phương cùng làm”.

Tính bền vững của nguồn vốn và năng lực tài chính của NHCSXH thêm mạnh khi năm 2017 lần đầu tiên NHCSXH được bố trí vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp đó, là những bước chuyển lớn, nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương từ năm 2014. Tính đến đầu tháng 10/2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đã đạt trên 255 nghìn tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương đạt gần 25 nghìn tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng trưởng ổn định là nền tảng để NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội; ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến nay đạt trên 242 nghìn tỷ đồng, với 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.

Những thành quả hoạt động của NHCSXH thực hiện trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân đánh giá cao và ghi nhận bằng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới.

Tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ đã và đang là động lực chính giúp người nghèo và các đối tượng yếu thế tự tin, vươn lên trong cuộc sống.

Tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ đã và đang là động lực chính giúp người nghèo và các đối tượng yếu thế tự tin, vươn lên trong cuộc sống.

Tiếp bước trên chặng đường mới, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 chưa thể kết thúc sớm, tác động tiêu cực có thể kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, lao động, đời sống của nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, NHCSXH định hướng phát triển thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời, duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

Các mục tiêu, định hướng, giải pháp sẽ được thiết kế và xây dựng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và phù hợp với thực tiễn hoạt động của NHCSXH trong những năm vừa qua, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Đọc thêm

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.