Ngân hàng Chính sách xã hội nhận danh hiệu “Anh hùng lao động"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đính huy hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới lên lá cờ truyền thống của NHCSXH.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đính huy hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới lên lá cờ truyền thống của NHCSXH.
(PLVN) - Chiều ngày 21/12, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tổ chức Hội nghị tổng kết chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011-2020 và đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới. 

Thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020, đặc biệt sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Thủ tướng ban hàng Kế hoạch 401/QĐ-TTg, NHCSXH có điều kiện thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

Không ai bị bỏ lại phía sau...

Giai đoạn 2011 – 2020, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt bình quân 10%/năm. Kết quả từ việc thực hiện theo đúng phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, “Trung ương và địa phương cùng làm” đã làm tăng quy mô tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH gấp 2,6 lần, từ 90.400 tỷ đồng năm 2010 lên 235.661 tỷ đồng (ước đến thời điểm 31/12/2020) sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt bình quân 10%/năm. 

Phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn từ năm 2014 với việc NHCSXH cùng các tổ chức này ký kết lại đã gắn kết chặt chẽ 4 nhà là: “Ngân hàng; Chính quyền; Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ tiết kiệm và vay vốn” chung tay giúp người nghèo và đối tượng chính sách khác. Đến 30/11/2020, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đang phối hợp với NHCSXH tham gia quản lý 224.344 tỷ đồng, chiếm 99,5%/tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội.

Cùng với gần 173.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 10.426 Điểm giao dịch xã hoạt động định kỳ phủ rộng trên hầu hết các thôn, xã, phường, thị trấn trong toàn quốc đặc biệt vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đã giúp NHCSXH thực hiện hiệu quả phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, “Giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã”. 

Từ năm 2011 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng mới để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển kinh tế. Từ những chính sách bổ trợ vào hệ thống chương trình giảm nghèo chung như: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm cho đến các chính sách riêng cho từng đối tượng yếu thế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đồng bào thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long... Đặc biệt là các chương trình tín dụng cho vay để ứng phó với biển đổi khí hậu, giảm nghèo bền vững như cho vay đối với người dân chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển... 

Song hành với việc mở rộng quy mô, NHCSXH không ngừng tập trung thực hiện củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội. Tại thời điểm 30/11/2020, nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm tỷ lệ 0,7%/tổng dư nợ, thấp hơn so với mục tiêu của Chiến lược phát triển đề ra.

Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt bình quân khoảng 10%/năm. Quy mô tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tăng gấp 2,5 lần, từ 89.462 tỷ đồng năm 2010 lên 226.264 tỷ đồng ước đến thời điểm 31/12/2020. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được đầu tư đến 100% xã phường, thị trấn trên cả nước với trên 21,5 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, doanh số cho vay lên tới 504.565 tỷ đồng. 

Hành trình phát triển của NHCSXH mang lại kinh nghiệm và bài học quý giá cho các Chính phủ các nước khác

Tín dụng chính sách xã hội góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% (năm 2016) xuống còn 3,75% (năm 2019), dự kiến xuống dưới 3% (năm 2020).

Đánh giá NHCSXH Việt Nam là mô hình tín dụng chính sách thành công và bền vững, ông Ketut Kusuma – điều phối viên quốc gia về lĩnh vực tài chính, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam – cho biết, NHCSXH là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và là một trong những ngân hàng cung cấp tài chính vi mô lớn nhất châu Á. 

“Tôi rất ấn tượng với những thành tựu NHCSXH đã đạt được, đặc biệt là thành tựu trong những năm gần đây. Có thể thấy, NHCSXH hiện tại đã trở thành một tổ chức rất quan trọng với phạm vi hoạt động bao phủ khắp Việt Nam, đóng vai trò trọng yếu trong xây dựng tài chính toàn diện ở Việt Nam. Muốn thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam, không thể không có vai trò chủ chốt của NHCSXH”, ông Kusuma nói. 

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Với những kết quả trong quản lý và vận hành của NHCSXH, WB đánh giá cao mô hình NHCSXH và sẽ công khai đăng Báo cáo đánh giá trên trang website của WB nhằm thúc đẩy việc chia sẻ và trao đổi kiến thức với các tổ chức tài chính Nhà nước trên toàn cầu. “Là nhà cung cấp tài chính vi mô hàng đầu tại Việt Nam, hành trình phát triển của NHCSXH mang lại những kinh nghiệm và bài học quý giá cho các Chính phủ các nước khác”, đại diện WB cho biết.

Đảm bảo tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững

Đánh giá cáo những kết quả mà NHCSXH đã đạt được, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, nhận định: Tín dụng chính sách xã hội thực sự là giải pháp sáng tạo có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của nước ta, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.

Chúc mừng NHCSXH vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, đặc biệt với thành tích xuất sắc trong thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2011- 2020, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị, NHCSXH cần xây dựng chiến lược phát triển 10 năm tiếp theo, đảm bảo tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững về xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Phó Chủ tịch nước cũng yêu cầu NHCSXH tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, Quyết định 401 của Thủ tướng Chính phủ và nội dung phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, thường xuyên rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện triển khai vay vốn được kịp thời đúng đối tượng. Đồng thời, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong việc phổ biến, tuyên truyền và phối hợp triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội và các luật có liên quan để nhằm huy động quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, nghiên cứu, đề xuất tích hợp các chương trình tín dụng ưu đãi để tập trung nguồn lực tránh dàn trải và đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về tín dụng chính sách xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...