Nga tiếp tục thử nghiệm tàu phá băng hạt nhân “mạnh nhất thế giới“

Tàu phá băng Arktika của Nga trong quá trình thử nghiệm trên biển.
Tàu phá băng Arktika của Nga trong quá trình thử nghiệm trên biển.
(PLVN) - Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika được đóng theo dự án 22220 tại Nhà máy đóng tàu Baltic (thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất) của Nga dự kiến sẽ tiếp tục trải qua các thử nghiệm lớn trong năm nay để được đưa vào sử dụng.

Theo hãng tin TASS, thông tin trên được Đội trưởng Oleg Shchapin của Đội bàn giao tàu Arktika công bố ngày 19/10, sau khi tàu phá băng Arktika hoàn cảnh chặng đường từ St. Petersburg tới cảng Murmansk vào ngày 12/10. 

Tàu phá băng này đã di chuyển khoảng 4.900 hải lý trong vòng 21 ngày, trong đó có khoảng 1.030 đi xuyên qua lớp băng.

“Các cuộc thử nghiệm băng vẫn còn ở phía trước, có thể là trong năm nay vì hiện tại các cuộc thử nghiệm băng không hoạt động được với lớp băng dày 1,1 - 1,2m”, ông Shchapin.

Theo vị đội trưởng, lớp băng này mỏng và không cứng, khiến tàu phá băng không gặp bất kỳ lực cản nào. “Chúng tôi đã cố gắng tìm băng nổi dày 3m nhưng vô ích”, ông Shchapin nói thêm.

Trước đó, Giám đốc điều hành của Tập đoàn đóng tàu thống nhất Alexei Rakhmanov cho biết, tập đoàn đã lên kế hoạch ký giấy chứng nhận bàn giao/nghiệm thu tàu phá băng Arktika vào ngày 21/10. 

Công ty nhà nước Nga Rosatomflot khẳng định Arktika là tàu phá băng lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Nó dài hơn 173m, được thiết kế cho thủy thủ đoàn 53 người và có thể phá vỡ lớp băng dày gần 3m.

Con tàu này được coi là rất quan trọng đối với nỗ lực của Moscow trong việc phát triển Tuyến đường Biển phía Bắc chạy từ Murmansk đến eo biển Bering gần Alaska.

Trong bối cảnh chu kỳ khí hậu ấm hơn, Nga hy vọng tuyến đường này có thể trở thành một kênh đào Suez thu nhỏ, cắt giảm thời gian vận chuyển đường biển từ châu Á sang châu Âu.

“Việc tạo ra một hạm đội tàu phá băng hạt nhân hiện đại có khả năng đảm bảo việc di chuyển hàng hải thường xuyên quanh năm và an toàn trên toàn bộ Tuyến đường Biển phía Bắc là một nhiệm vụ chiến lược đối với đất nước chúng tôi”, ông Vyacheslav Ruksha - người đứng đầu Ban Giám đốc Tuyến đường Biển Bắc của Rosatom - cho biết trong một tuyên bố.

Con tàu được đặt theo tên của một tàu phá băng cùng tên thời Liên Xô vào năm 1977, trở thành tàu nổi đầu tiên đến Bắc Cực.

Nga đã tăng cường đóng tàu phá băng trong nỗ lực tăng cường lưu thông hàng hóa ở vùng biển Bắc Cực. Tổng thống nước này Vladimir Putin năm ngoái cho biết Hạm đội Bắc Cực của Nga sẽ vận hành ít nhất 13 tàu phá băng hạng nặng, phần lớn trong số đó sẽ được cung cấp năng lượng từ các lò phản ứng hạt nhân.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.