Nga quảng bá xe chiến đấu 34 tấn “có thể giải quyết một loạt các nhiệm vụ bất cứ lúc nào”

"Boomerang" của Nga tiến ra thị trường thế giới. Ảnh: Sputnik
"Boomerang" của Nga tiến ra thị trường thế giới. Ảnh: Sputnik
(PLVN) - "Rosoboronexport" (thành viên Tập đoàn Nhà nước Rostec của Nga) đã bắt đầu quảng bá ra thị trường nước ngoài phương tiện chiến đấu mới nhất "Boomerang" do Công ty Công nghiệp Quân sự phát triển và sản xuất.

Thay thế BTR-80

Boomerang VPK-7829 là "nền tảng tác chiến thống nhất" bánh hơi (UBP). Sản phẩm đầu tiên là xe bọc thép chở quân K-16, lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng tại Cuộc diễu hành Chiến thắng Moskva ngày 9/5/2015.

Đúng một năm sau, xe chiến đấu bộ binh K-17 ra đời vào năm 2016. Năm 2019, các phương tiện này được tiêp nhận vào trang bị quân đội Nga với mục đích bổ sung, thay thế các xe BTR-80 lỗi thời. Hiện giờ "Boomerang" đã nhận được giấy phép xuất khẩu và có thể được Rosoboronexport cung cấp cho khách hàng nước ngoài.

Chiếc xe chiến đấu tám bánh hơi trọng lượng 34 tấn có thể giải quyết một loạt các nhiệm vụ bất cứ lúc nào và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

"Boomerang" khác với BTR-80 về kích thước (cao hơn, rộng hơn) và cách bố trí: khoang điều khiển ở phía trước bên trái, khoang động cơ và hộp số - phía trước bên phải, khoang chiến đấu ở giữa và khoang đổ bộ ở phía sau. "Boomerang" có thể chở theo 11 quân nhân. Lên xuống xe được thực hiện cả qua các cửa trên và qua cửa sau - đường dốc.

Thiết bị dành cho các nhiệm vụ cụ thể

Tùy thuộc vào chi tiết cụ thể của các nhiệm vụ đặt ra, cả hai mô-đun chiến đấu - điều khiển từ xa hoặc có người diều khiển, có thể được gắn trên nền tảng "Boomerang". Chúng có thể được trang bị pháo tự động 30 mm, súng máy đồng trục 7.62 mm, súng phóng lựu tự động 30 mm và hai bệ phóng tên lửa chống tăng.

Trong biến thể xe bọc thép, thay vì pháo, sẽ thêm một khẩu súng máy Kord 12,7 mm. Hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số bao gồm bộ ổn định vũ khí hai mặt phẳng, hệ thống quan sát quang điện tử với máy đo khoảng cách laser và máy tính đạn đạo.

Dẫn động toàn phần tất cả các bánh xe, hệ thống treo độc lập hoàn toàn và động cơ diesel YaMZ-780 tiết kiệm (R6, thể tích 12,5 lít, công suất - 750 mã lực) cung cấp khả năng cơ động và di chuyển mượt mà. Trên đất cứng chiếc xe có tốc độ hơn 100 km/h trên đường cao tốc và hơn 50 km/h trên địa hình gồ ghề, có khả năng chạy ít nhất 800 km. "Boomerang" có thể ở trên mặt nước tới 12 giờ, bơi với tốc độ 10 km/giờ khi sóng không cao quá cấp 3.

Tập trung vào khả năng sống còn

Các nhà thiết kế Công ty "Công nghiệp Quân sự" đã chú trọng vào khả năng tự bảo vệ của "Boomerang". Vỏ giáp nhiều lớp, hình dạng đặc biệt của thân xe và lớp bảo vệ chống mảnh đạn bên trong giúp chống lại vũ khí nhỏ, mìn và mảnh vở.

Ngoài ra, xe có thể được trang bị thiết bị nổ điều khiển vô tuyến. Hệ phòng thủ chủ động sẽ bảo vệ chống lại đạn pháo xuyên giáp và tên lửa chống tăng. Có hệ thống chữa cháy và bảo vệ trước vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Trong trường hợp thiệt hại, "Boomerang" có thể tự mình phun màn khói, thoát khỏi khu vực hỏa lực ngay cả khi hai bánh xe bị rách hoặc tất cả các bánh xe bị đạn bắn xuyên qua.

Theo các chuyên gia, "Boomerang" của Nga không chỉ sánh ngang với những sản phẩm nước ngoài tương tự, mà còn vượt trội về khả năng cơ động, tự bảo vệ và hỏa lực.

"Việc bắt đầu quảng bá xuất khẩu "Boomerang" ra thị trường nước ngoài là tin tuyệt vời cho cả Rosoboronexport và các đối tác của chúng tôi. Nền tảng chiến đấu này đáp ứng các yêu cầu hiện đại của chiến tranh tương lai. Trên cơ sở này, bạn có thể tạo ra các sản phẩm có phạm vi ứng dụng rộng nhất, với vũ khí và trang thiết bị khác nhau. Sự quan tâm đến Boomerang đã được thể hiện từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và SNG. Trong tương lai gần, chúng tôi ước tính khối lượng xuất khẩu của nền tảng này vào khoảng 1 tỷ USD", - ông Alexander Mikheev, Tổng Giám đốc Rosoboronexport ,cho biết.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.