Nga đối mặt khủng hoảng thể thao lớn nhất thời hậu Xô viết

Đoàn thể thao Nga bị cấm thi đấu tại Thế vận hội mùa đông 2018
Đoàn thể thao Nga bị cấm thi đấu tại Thế vận hội mùa đông 2018
(PLO) - Nga đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thể thao quốc tế lớn nhất kể từ thời kỳ hậu Xô viết sau khi đội tuyển Nga bị cấm tham gia Thế vận hội mùa đông 2018 sẽ được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc.

Ngoài ra, theo hãng tin Sputnik, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cũng đã cấm vĩnh viễn Phó Thủ tướng Nga Vitaly Mutko tham gia các hoạt động tại Thế vận hội dưới tư cách chính thức do cáo buộc cho phép vận động viên sử dụng doping khi ông làm Bộ trưởng Bộ Thể thao Nga. Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga (ROC) Alexander Zhukov cũng đã bị truất quyền thành viên IOC.

Các quyết định của IOC – theo quy định sẽ có hiệu lực ngay lập tức - được đưa ra trên dựa kết quả làm việc của 2 ủy ban, gồm một ủy ban kiểm tra lại các mẫu thử doping của vận động viên Nga tại Thế vận hội Sochi 2014 và ủy ban thứ 2 kiểm tra thông tin về việc can thiệp của nhà nước vào hệ thống chống doping của Nga. Dựa trên kết quả làm việc của ủy ban thứ nhất, Nga đã bị tước 11 giải thưởng và mất vị trí đứng đầu trên bảng xếp hạng giải thưởng tại Thế vận hội Sochi 2014. 

Tuy nhiên, theo tuyên bố của IOC, các vận động viên Nga “trong sạch” sẽ vẫn có thể tham gia Thế vận hội Mùa đông năm 2018 dưới lá cờ của IOC. Việc “trong sạch” của các vận động viên Nga sẽ do một ủy ban đặc biệt do người đứng đầu Tổ chức kiểm tra doping độc lập ITA Valérie Fourneyron làm chủ tịch đánh giá.

New York Times cho rằng các quyết định của IOC đã tạo ra cuộc khủng hoảng thể thao lớn nhất mà Nga phải đối mặt thời hậu Xô viết. Bởi, nước Nga vốn là một trong những nước mạnh về thể thao mùa đông. Với lệnh cấm của IOC, nhiều cổ động viên ở nước này đang kêu gọi tẩy chay Olympic. Ngoài ra, một số người cũng cho rằng quyết định nói trên mang động cơ chính trị.

Tại Nga đang có những ý kiến trái chiều về việc các vận động viên của nước này có nên tham dự với tư cách cá nhân hay không. Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Igor Lebedev cho rằng Nga nên từ chối tham gia Thế vận hội  bởi “việc tham gia dưới lá cờ trung lập là sự nhục nhã cho đất nước”. Phó Chủ tịch thứ nhất Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga Franz Klintsevich cũng cho rằng Nga không nên tham gia Olympic 2018 trừ khi được thi đấu dưới lá cờ của chính mình.

Song, ông Alexander Tikhonov – cựu vô địch điền kinh Nga và từng là người đứng đầu liên đoàn thể thao Nga – khuyến khích các vận động viên tham gia. “Chúng ta phải chứng minh cho mọi người thấy rằng chúng ta là những người giỏi nhất. Thi đấu không dưới quốc kỳ và quốc ca không phải là phản quốc”, ông này nói. 

Đình chỉ thi đấu toàn bộ đội tuyển là sự kiện hy hữu trong lịch sử Thế vận hội. Việc cấm tham gia thi đấu của vận động viên đội tuyển quốc gia trong lịch sử Olympic chỉ bị áp đặt vài lần. Ví dụ, năm 1920, tại Olympic Antwerp (Bỉ), vì lý do chính trị, IOC đã đình chỉ thi đấu đội tuyển một số nước như Đức, Áo, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria vì đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Tại Thế vận hội mùa đông được tổ chức năm 2014 ở Nga, đội tuyển Ấn Độ cũng đã bị cấm thi đấu nhưng IOC vẫn cho phép 3 vận động viên của nước này tham gia độc lập dưới lá cờ Olympic. Trước đó, năm 2012, IOC cũng tạm thời loại bỏ Ủy ban Olympic quốc gia của Ấn Độ vì một số ủy viên trong ban lãnh đạo của ủy ban này bị tình nghi tham nhũng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.