Nga cải tiến tên lửa “phá được tàu chiến vạn tấn”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các chuyên gia Nga đang làm việc để mở rộng phạm vi bay của tên lửa hành trình siêu thanh Oniks phóng từ trên biển và trên mặt đất.

Theo hãng tin TASS, thông tin trên được một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ. “Phạm vi bay của tên lửa siêu thanh Oniks dự kiến sẽ được tăng lên 1.000 km”, nguồn tin cho biết.

Tên lửa Oniks của Nga, do Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Máy chế tạo có trụ sở tại Reutov (một phần của Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật) chế tạo, đã nhiều lần được sử dụng trong các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu trên bộ của bọn khủng bố ở Syria và trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tên lửa hành trình chống hạm Oniks có nhiều tính năng ưu việt, có thể phóng từ hầu hết các phương tiện mang gồm máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền…

Theo giới chức Nga, đây là loại tên lửa chống hạm thông minh. Sau khi rời bệ phóng từ 60 đến 80 km, tên lửa Oniks sẽ bật radar tự thân để tìm kiếm mục tiêu.

Khi tiến sát mục tiêu từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Vì vậy, việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi là điều cực kỳ khó khăn đối với tàu chiến của đối phương.

Để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, tên lửa Oniks thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”, tức là một mục tiêu sẽ phải đối mặt với 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau.

Trong nhóm phóng, tên lửa dẫn đầu bay cao cung cấp tham số mục tiêu cho 2 tên lửa còn lại bay ở quỹ đạo thấp.

Sau khi đã tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại sẽ hướng đến các tàu chiến khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng 1 mục tiêu. Đây được cho là tính năng đáng sợ nhất khi nói về tên lửa Oniks.

Với đầu nổ khoảng 200-250 kg, tên lửa Oniks có thể phá hủy hoàn toàn các tàu chiến mặt nước cỡ vạn tấn.

Tuy không thể phá hủy được tàu sân bay nhưng tên lửa này cũng có khả năng làm tàu sân bay bị chìm khi điểm nổ rơi vào sườn tàu ở vị trí gần mép nước.

Nếu điểm nổ trúng vào các khoang vũ khí, nhiên liệu, việc tên lửa này phá hủy được tàu sân bay là điều có thể xảy ra.

Theo dữ liệu của nhà sản xuất, phiên bản xuất khẩu của tên lửa Oniks (còn có tên khác là tên lửa Yakhont) hiện có phạm vi hoạt động tối đa 300 km.

Tên lửa có thể tăng tốc gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh ở độ cao lớn và mang theo đầu đạn thông thường nặng 250 kg.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.