NASA thành công đưa mẫu vật quý giá về Trái Đất

Đây là mẫu vật tiểu hành tinh thứ 3 và là mẫu lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại được mang trở lại Trái đất để phân tích. Ảnh: NASA
Đây là mẫu vật tiểu hành tinh thứ 3 và là mẫu lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại được mang trở lại Trái đất để phân tích. Ảnh: NASA
(PLVN) - Tàu thăm dò của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã trở về Trái Đất thành công với một mẫu vật tiểu hành tinh Bennu sau gần 3 năm lưu trong tàu.

Ngày 24/9 (giờ địa phương), tàu thăm dò OSIRIS-REx đưa mẫu vật trở về Trái Đất tại sa mạc ở bang Utah, miền Tây nước Mỹ.

"Xin chúc mừng nhóm OSIRIS-REx. Các bạn đã làm được!", Tổng Giám đốc NASA Bill Nelson phát biểu trong một video được phát sóng trực tiếp.

Đây là mẫu vật tiểu hành tinh thứ 3 và là mẫu lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại được mang trở lại Trái đất để phân tích, sau hai sứ mệnh tương tự của cơ quan vũ trụ Nhật Bản năm 2010 và 2020.

Mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu được ước tính nặng 250 gram. Ảnh: NASA.

Mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu được ước tính nặng 250 gram. Ảnh: NASA.

Tiểu hành tinh được lựa chọn là Bennu, nằm cách Trái Đất khoảng 6,2 tỷ km. Mẫu vật được thu thập từ tiểu hành tinh này vào năm 2020, và được lưu trữ trong viên nang của tàu thăm dò OSIRIS-REx kể từ đó.

Bennu được phân loại là "vật thể gần Trái đất" vì cứ 6 năm một lần, tiểu hành tinh này có quỹ đạo di chuyển tương đối gần Trái đất.

Ngay khi đáp đất, viên nang đã được tiếp cận và kiểm tra kỹ lưỡng bởi các nhân viên phục hồi của NASA. Cuộc kiểm tra ban đầu cho thấy viên nang còn nguyên vẹn và không bị thủng trong quá trình hạ cánh.

Viên nang của tàu thăm dò OSIRIS-REx hạ cánh xuống khu thử nghiệm quân sự ở bang Utah, Mỹ. Ảnh: NASA.

Viên nang của tàu thăm dò OSIRIS-REx hạ cánh xuống khu thử nghiệm quân sự ở bang Utah, Mỹ. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học bên cạnh khoang tàu vũ trụ chứa mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu. Ảnh: AP.

Các nhà khoa học bên cạnh khoang tàu vũ trụ chứa mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu. Ảnh: AP.

Theo dự kiến, viên nang sẽ được mở vào ngày 26/9 để thu hồi mẫu vật quý giá của tiểu hành tinh Bennu. Mẫu vật sau đó được đưa tới Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của NASA ở Houston, Texas, Mỹ.

NASA sẽ giữ 70% mẫu vật để phân tích trong nhiều năm tới. 25% sẽ được chia sẻ giữa hơn 200 nhà khoa học tại 35 cơ sở khác nhau. 4% được trao cho Cơ quan Vũ trụ Canada và 0,5% cho Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Các nhà khoa học hy vọng mẫu vật sẽ giúp hiểu thêm về sự hình thành hệ Mặt Trời và cách thức Trái Đất trở thành hành tinh có sự sống.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.