Nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động xét xử

(PLVN) -  Yêu cầu trên được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo TAND Tối cao, diễn ra hôm qua (27/3). Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo TAND và các đại biểu dự buổi làm việc. (Ảnh: VPCTN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo TAND và các đại biểu dự buổi làm việc. (Ảnh: VPCTN)

Bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà hệ thống Tòa án đã thực hiện trong thời gian qua. Các Tòa án đã nỗ lực trong công tác xét xử, đạt kết quả cao. Việc xét xử các vụ án hình sự đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật; tỷ lệ giải quyết các loại vụ án, vụ việc đạt cao; tỷ lệ án bị hủy, sửa giảm dần qua các năm; tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp được mở rộng, chất lượng được nâng lên; thời gian gần đây chưa phát hiện trường hợp kết án oan…

Bên cạnh những kết quả trên, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ một số vấn đề cần khắc phục trong công tác của ngành, như tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Vẫn còn một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do chủ quan của Tòa án. Một số công chức Tòa án chấp hành chưa nghiêm kỷ luật công vụ, thiếu rèn luyện, vi phạm trình tự, thủ tục…

Chủ tịch nước nhận định, tình hình thế giới và trong nước thời gian tới còn diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn. Cùng với đó, tội phạm - trong đó có tội phạm tham nhũng, kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và tinh vi; các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính sẽ có sự gia tăng đột biến, ngày càng phức tạp về tính chất quy mô. Do đó, hoạt động xét xử của Tòa án ngày càng tăng, khó và phức tạp hơn trong bối cảnh yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng của hoạt động tư pháp, nhất là hoạt động xét xử là trọng tâm.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy và lãnh đạo Tòa án các cấp tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương; nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và

hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, sát với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị. Trọng tâm là đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử; thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Không được để xảy ra oan, giảm tối đa tình trạng sai

Nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá, Chủ tịch nước lưu ý, TAND Tối cao cần coi trọng nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, bảo đảm nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, kịp thời, nhất là những vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo và các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; đấu tranh với các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án, đảm bảo đúng pháp luật, chặt chẽ, rõ ràng, khả thi; chú trọng việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có, nhất là tài sản của Nhà nước... Tập trung nghiên cứu để có giải pháp khắc phục bằng được các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, nhất là tình trạng thẩm phán nể nang, ngại va chạm khi giải quyết các vụ án hành chính.

Cùng với đó, tích cực tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tư pháp thành các quy định của pháp luật, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, đặc biệt trong xét xử, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Chủ tịch nước nêu rõ, mỗi phán quyết, quyết định của Tòa án liên quan đến sinh mạng chính trị và thậm chí là sinh mạng con người, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, vì thế không được để xảy ra oan, giảm tối đa tình trạng sai hoặc với yêu cầu cao là không được để xảy ra sai; phải góp phần giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, tạo môi trường xã hội, môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ. Mỗi vụ án, vụ việc đưa ra xét xử, không chỉ xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, mà còn phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng, giá trị đạo đức nhân văn của dân tộc ta.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần tuyên truyền, giải thích rõ ràng về nội dung vụ án, về áp dụng pháp luật trong vụ án, về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm trong bối cảnh, con người cụ thể để nhân dân hiểu đúng các quyết định của Tòa án. Trên cơ sở đó giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật pháp cho nhân dân.

Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án, nhất là đội ngũ thẩm phán có đạo đức cách mạng trong sáng, có bản lĩnh, tính chiến đấu cao, có lương tâm, tấm lòng nhân ái, có phương pháp công tác khoa học, sâu sát, thận trọng, tinh thông pháp luật, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Phải thấm nhuần sâu sắc và thực hiện cho được lời dạy của Bác Hồ đối với ngành Tòa án là “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, xử lý, loại bỏ những cán bộ trong Ngành vi phạm pháp luật, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong những năm gần đây, các Tòa án thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh số lượng các loại vụ việc phải giải quyết tăng khoảng 6%/năm với tính chất ngày càng phức tạp, nhưng chất lượng xét xử và giải quyết các vụ án, vụ việc có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan được hạn chế ở mức thấp, dưới 1,5%. Việc xét xử các vụ án hình sự đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội.

Các Tòa án cũng chú trọng công tác hòa giải, giải quyết các vụ án dân sự và tổ chức đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính đạt hiệu quả cao… Việc tổ chức xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao. Đã áp dụng nghiêm khắc với người chủ mưu cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; chú trọng quyết định tịch thu tài sản tham nhũng.

Đến nay, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã thông qua, ban hành 63 án lệ và đã có 1.437 bản án, quyết định của các Tòa án viện dẫn, áp dụng án lệ. Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc ngành Tòa án áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào mô hình xét xử trực tuyến tiết kiệm cho Nhà nước một nguồn kinh phí ngân sách lớn, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.