Để đảm bảo tính ổn định, khả thi, phù hợp, bố cục và nội dung Bảng Tiêu chí năm 2022 cơ bản kế thừa từ Bảng Tiêu chí năm 2021, tuy nhiên có một số điểm mới được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, về cách tính điểm xét, xếp hạng đơn vị thuộc Bộ năm 2022, bỏ quy định về cách tính tổng điểm chấm là cơ sở để xét khen thưởng như hiện nay, thay vào đó vẫn quy định 02 vòng chấm: Tự chấm điểm của đơn vị thuộc Bộ để đối chiếu, so sánh, tham khảo và tổng điểm chấm của Lãnh đạo Bộ và của Ban Tư vấn thẩm định cho đơn vị thuộc Bộ là căn cứ để đánh giá, xét xếp hạng thi đua.
Về cơ cấu đánh giá, xếp hạng đơn vị thuộc Bộ năm 2022, dự thảo giữ nguyên 04 mức hạng: Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Yếu, tuy nhiên, nâng tổng số điểm đạt được để xét xếp hạng ở mỗi mức hạng lên 5,0 điểm (hạng Xuất sắc từ 195 điểm trở lên; hạng Tốt từ 185 đến dưới 195 điểm; hạng Trung bình từ 175 đến dưới 185 điểm; hạng Yếu từ dưới 175 điểm).
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cũng chủ trì Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Bảng Tiêu chí chấm điểm, xếp hạng thi đua Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Theo đó, một số điểm mới tại Bảng Tiêu chí năm 2022 như bổ sung thêm một nhóm nhiệm vụ công tác được đánh giá, tính điểm ở nội dung tiêu chí và sửa đổi cách tính điểm cơ cấu đánh giá, xếp hạng. Cụ thể, về nội dung tiêu chí chấm điểm năm 2022, các đơn vị thuộc Bộ khi xây dựng dự thảo đã rà soát, loại bỏ các tiêu chí thuộc các nhiệm vụ năm 2021 đã hoàn thành hoặc không còn phù hợp, bổ sung một số tiêu chí mới phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022.
Trong đó bổ sung một nhóm lĩnh vực, nhiệm vụ công tác là “Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp do cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao năm 2022” có tổng số 10 điểm với 04 tiêu chí thành phần và 04 thang điểm chi tiết. Về cách tính điểm xét, xếp hạng Sở Tư pháp năm 2022, bỏ quy định về cách tính tổng điểm chấm là cơ sở để xét khen thưởng như hiện nay, thay vào đó vẫn quy định 02 vòng chấm: Điểm tự chấm của Sở Tư pháp để đối chiếu, so sánh, tham khảo và tổng điểm của các đơn vị thuộc Bộ chấm cho Sở Tư pháp là căn cứ để đánh giá, xét xếp hạng thi đua.
Về cơ cấu đánh giá, xếp hạng Sở Tư pháp năm 2022, dự thảo giữ nguyên 04 mức hạng: Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Yếu, tuy nhiên, sửa đổi việc nâng tổng số điểm đạt được để xét xếp hạng ở mỗi mức hạng lên 5,0 điểm (hạng Xuất sắc từ 195 điểm trở lên hạng Tốt từ 185 đến dưới 195 điểm; hạng Trung bình từ 175 đến dưới 185 điểm; hạng Yếu từ dưới 175 điểm).
Kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng đối với Khối các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời chia sẻ, việc ban hành Bảng Tiêu chí đánh giá, chấm điểm và xếp hạng thi đua của Bộ, Ngành Tư pháp được Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các Bộ, ban, ngành khối Nội chính Trung ương đánh giá cao, là điểm sáng và góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành Tư pháp, gắn công tác thi đua, khen thưởng với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.
Thứ trưởng nhận định, trong thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng được các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp hết sức quan tâm, tích cực, chủ động, phối hợp với Vụ Thi đua – Khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào thực chất và góp phần thúc đẩy nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ, ngành Tư pháp. Thứ trưởng đánh giá cao các ý kiến phân tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp hoàn thiện Bảng Tiêu chí thi đua tại Hội nghị. Trong đó, các ý kiến cơ bản nhất trí với cách đánh giá, chấm điểm của dự thảo Bảng Tiêu chí năm 2022 cùng sự đổi mới, điều chỉnh trong cách chấm điểm của Bảng Tiêu chí cho phù hợp hơn.
Qua đó, Thứ trưởng đề nghị Vụ Thi đua – Khen thưởng: tiếp thu tối đa ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp các địa phương; rà soát, tổng hợp, hoàn thiện lại dự thảo để trình Lãnh đạo Bộ, sớm ban hành Bảng Tiêu chí; phối hợp với Cục CNTT và các đơn vị có liên quan sớm triển khai phần mềm thi đua khen thưởng…