Năm 2019: Dân số Việt Nam hơn 96,2 triệu người

Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
(PLVN) - Hôm qua (11/7), đúng Ngày Dân số Thế giới, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở T.Ư đã chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.

Dân số tăng nhưng thứ bậc không tăng

Theo kết quả được công bố, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người (nam 47.881.061 người, chiếm 49,8%; nữ  48.327.923 người, chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).

So với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người với tỷ lệ tăng bình quân 1,14%/năm (giai đoạn 10 năm trước là 1,18%/năm). Tỷ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ. 

Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. TP Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.

Phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế - xã hội (KT-XH) có sự khác biệt đáng kể, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người (23,4%); tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người (21,0%); Tây Nguyên 5,8 triệu người (6,1%).

Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị năm 2019 là 33.059.735 người (34,4%); khu vực nông thôn là 63.149.249 người (65,6%). Từ năm 2009 đến nay, tỷ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm.

Kết quả công bố sơ bộ cũng cho biết các con số về tỷ lệ các dân tộc, tỷ lệ trên 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn, tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học, người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết…

Hơn 93% hộ dân có nhà kiên cố và bán kiên cố

Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cũng cho biết, tính đến 0 giờ ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với 10 năm trước. Đây là giai đoạn có tỷ lệ tăng quy mô hộ thấp nhất trong vòng 40 năm qua. Bình quân mỗi hộ dân cư có 3,5 người, thấp hơn 0,3 người/hộ so với năm 2009. 

Đáng chú ý, trong tổng số 26,9 triệu hộ dân cư, vẫn còn 4.800 hộ không có nhà ở; trung bình cứ 10.000 hộ dân cư thì có khoảng 1,8 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 xuống còn 4,7 hộ/10.000 hộ năm 2009 và đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ. 

Hầu hết hộ dân cư ở Việt Nam đang sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố (93,1%). Tỷ lệ này ở khu vực thành thị đạt 98,2%, cao hơn 7,9 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (90,3%). Trong vòng 20 năm qua, tỷ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng mạnh từ 63,2% năm 1999, lên 84,2% năm 2009 và đạt 93,1% vào năm 2019. 

Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 23,5m2/người, cao hơn 6,8m2/người so với 10 năm trước. Cư dân thành thị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao hơn cư dân nông thôn, tương ứng là 24,9 m2/người và 22,7m2/người. Không có sự chênh lệch đáng kể về diện tích nhà ở bình quân đầu người giữa các vùng KT-XH.  

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 có ý nghĩa hết sức quan trọng, cung cấp các số liệu về nhân khẩu học, nhà ở, dân cư để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH. Đặc biệt, cuộc tổng điều tra lần này còn cung cấp dữ liệu cho các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển KT-XH…

Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao công tác tổ chức thực hiện của Bộ KH&ĐT (Tổng cục Thống kê), các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, các Ban Chỉ đạo của ba Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao trong việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Phương án Tổng điều tra, bảo đảm tiến độ, chất lượng thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin thành công trong Tổng điều tra… 

Lần đầu tiên, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, đặc biệt là công đoạn thu thập thông tin tại địa bàn với hình thức thu thập thông tin chủ yếu điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động, chiếm 99,9% các hộ dân cư.
Thời gian tiến hành điều tra từ ngày 01/4/2019 đến ngày 25/4/2019. Sau hơn hai tháng kết thúc triển khai thu thập thông tin tại địa bàn, đến nay công tác xử lý và làm sạch số liệu đã hoàn thành, sớm hơn so với cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 khoảng một năm. Dự kiến, ngày 20/12/2019, Ngày Dân số Việt Nam, số liệu đầy đủ của cuộc điều tra này sẽ được công bố chính thức.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...