Nỗi sợ dân số già hóa của các nước châu Á

Tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 66 đến 75 ở mức 39% vào năm 2015, so với 17% ở Nhật Bản.  Ảnh: Báo nước ngoài
Tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 66 đến 75 ở mức 39% vào năm 2015, so với 17% ở Nhật Bản. Ảnh: Báo nước ngoài
(PLVN) - Những dấu hiệu mới đây của dân số già hóa cho thấy nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của khu vực châu Á về vực thẳm nhân khẩu học đang bắt đầu trở thành hiện thực.

Từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến Trung Quốc và một số khu vực Đông Nam Á, dân số già sắp sửa thay đổi căn bản xã hội, chiến lược kinh doanh và chính sách của chính phủ các nước.

Hơn nữa, xu hướng này có thể làm nghiêng ngả cán cân sức mạnh khu vực và toàn cầu vì một số nền kinh tế bị cản trở trong khi những nền kinh tế khác tiếp tục phát triển nhờ vào lao động vẫn còn dồi dào.

Theo Nikkei Asian Review, mối đe dọa lão hóa đã được thảo luận trong nhiều năm nhưng những dấu hiệu mới đây cho thấy nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của khu vực đang bắt đầu trở thành hiện thực.

Bài toán tăng dân số

“Tôi muốn có một đứa con. Nhưng chúng tôi vẫn không có nhà, và khi chúng tôi nghĩ về tiền, chúng tôi không thể đánh liều được”, một phụ nữ 30 tuổi đã lập gia đình ở Hàn Quốc trải lòng. 

Nhiều người Hàn Quốc bày tỏ quan điểm tương tự và trì hoãn việc sinh con. Dân số trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 64 tuổi, giảm lần đầu tiên vào năm 2017. Hồi cuối tháng 3, cơ quan thống kê của nước này cảnh báo tổng dân số cũng sẽ giảm vào đầu năm tới.

Đến năm 2065, Hàn Quốc được dự báo sẽ trở thành quốc gia phát triển có dân số lão hóa nhất.

Tại Trung Quốc, chính phủ đã bãi bỏ chính sách một con vào năm 2016 nhưng nỗ lực này dường như quá muộn màng. Tỷ lệ sinh tiếp tục giảm trong năm 2017 và 2018.

Theo Liên Hợp Quốc, số người Trung Quốc ở độ tuổi 16-59 bắt đầu giảm vào năm 2014. Năm ngoái, lần đầu tiên nhóm tuổi này giảm xuống dưới 900 triệu người.

Thêm vào đó, tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc đã giảm năm thứ tư liên tiếp vào năm 2017. 

Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng tới việc phục vụ một quốc gia độc thân. Năm ngoái, trang thương mại điện tử Tmall của Tập đoàn Alibaba Group nhận thấy các sản phẩm bán chạy nhất của họ là dành cho một người, bao gồm gói gạo 100 g và chai rượu vang đỏ 200 ml.

Nhật Bản đang tiến nhanh trên con đường suy giảm dân số. Dân số từ 15 đến 64 tuổi bắt đầu thu hẹp vào năm 1995, khoảng thời gian đất nước rơi vào "thập kỷ mất mát" của sự đình trệ và giảm phát kinh tế. 

Triển vọng của cả ba nước nói trên sẽ còn ảm đạm hơn. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), từ năm 2020 đến năm 2060, dân số trong độ tuổi lao động dự kiến giảm 30% ở Nhật Bản, 26% ở Hàn Quốc và 19% ở Trung Quốc. 

Những người nghỉ hưu từ 65 tuổi trở lên dự kiến chiếm hơn 30% dân số của các quốc gia này vào năm 2060.

Hong Kong, Singapore và Thái Lan được dự báo sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.

Đối với các nước già hóa nhanh, đây là mối nguy hiểm thực sự đối với tăng trưởng kinh tế. Người tiêu dùng và các công ty đang chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng tồi tệ. Đó là logic đơn giản. Người tiêu dùng giảm sút sẽ kìm hãm nền kinh tế, khiến các công ty cắt giảm đầu tư, tạo ra một vòng xoáy đi xuống.

Tuổi già chật vật

Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình cho thấy giới trẻ Nhật Bản đang ở chế độ tiết kiệm. Theo Phó giáo sư Ikuko Samikawa của Đại học Hitotsubashi ở Tokyo, trong 30 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm đã tăng từ 33% lên 38% trong số những người ở độ tuổi 25 đến 29 và từ 38% lên 44% trong độ tuổi 30 đến 34.

“Những người trẻ tuổi có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn vì họ lo lắng hơn về tương lai. Các doanh nghiệp cũng đang kiểm soát đầu tư trong bối cảnh bất trắc về sự tăng trưởng trong tương lai”, ông Hiroshi Nakaso, chủ tịch Viện nghiên cứu Daiwa và cựu phó thống đốc Ngân hàng Nhật Bản, cho biết.

Tại Nhật Bản, các khoản chi tiêu an sinh xã hội đã phình to trong hơn hai thập kỷ, buộc chính phủ phải vay thêm để duy trì hệ thống. Nợ công hiện nay cao gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội, khiến Nhật Bản trở thành nền kinh tế phát triển mắc nợ nhiều nhất.

Nợ của Seoul thấp hơn nhưng những người về hưu đang phải trả giá đắt. Tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 66 đến 75 đạt 39% vào năm 2015, so với 17% ở Nhật Bản và 18% ở Mỹ. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người từ 76 tuổi trở lên.

Son, một người về hưu 70 tuổi, đưa ra cái nhìn về cuộc sống chật vật của những người cao niên ở Seoul.

"Tôi phải để ý tâm trạng của vợ khi xin tiền tiêu vặt. Bà ấy thường từ chối các yêu cầu của tôi, nói rằng bà ấy đã đưa tiền cho tôi hôm qua. Tôi rất thông cảm với vợ. Chẳng còn lại bao nhiêu tiền sau khi thanh toán hóa đơn điện và các chi tiêu khác”, ông nói.

Ở Hàn Quốc, cũng như nhiều nước châu Á khác, theo truyền thống, người trẻ sẽ chăm sóc người già. Tuy nhiên, thái độ đang dần thay đổi. Ngay cả hệ thống lương hưu chặt chẽ của Hàn Quốc cũng trở nên khó kiểm soát. Năm ngoái, chính phủ cảnh báo quỹ hưu trí quốc gia sẽ phá sản vào năm 2057 nếu không hành động kịp thời.

Tại Trung Quốc, khoảng 300 triệu người đã di cư từ vùng nông thôn đến các thành phố. Rất ít người đủ khả năng quay trở lại để chăm sóc cha mẹ già cách xa hàng nghìn km. 

"Trách nhiệm chăm sóc cha mẹ giống như một quả bom hẹn giờ đối với chúng tôi. Bạn không bao giờ biết khi nào họ sẽ bị bệnh và khi nào bạn phải trả một hóa đơn lớn”, Wang Yuefei, chuyên gia tư vấn chăm sóc sức khỏe 36 tuổi, nói với Nikkei Asian Review.

Mặc dù cha mẹ của Wang có bảo hiểm y tế do chính phủ trợ cấp, cô nói rằng điều đó là không đủ. Nỗi lo về chi phí tăng vọt, cùng với chi phí nuôi con gái 5 tuổi, đã buộc Wang và chồng phải từ bỏ việc đi du lịch nước ngoài. "Chúng tôi không có tiền để tận hưởng lối sống mà chúng tôi mong muốn", cô nói.

Guo Yongqi, người làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở thành phố Tế Nam, phía bắc Trung Quốc, cho biết cha anh đã 60 tuổi "nhưng vẫn phải làm việc bán thời gian tại một nhà máy. Điều đó đủ để cho thấy chúng tôi phải đối mặt với bao nhiêu áp lực".

Bài toán của Trung Quốc là một phần của vấn đề lớn hơn. 68% tổng số việc làm trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc khu vực phi chính thức, không tạo ra doanh thu thuế và cung cấp rất ít chế độ phúc lợi.

Một phản ứng phổ biến là hoãn nghỉ hưu. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang đề xuất để các cá nhân đợi đến 70 tuổi mới rút lương hưu sẽ nhận được số tiền thanh toán cao hơn.

Hàn Quốc đang cung cấp các ưu đãi để khuyến khích sinh con nhưng đạt được rất ít thành công. “Các cặp vợ chồng trẻ trì hoãn hoặc tránh có con vì sợ gánh nặng chi phí giáo dục đắt đỏ”, Gu Bon-chang, giám đốc một nhóm dân sự phản đối học thêm quá mức, cho biết.

Trung Quốc đã giới thiệu hệ thống "thế chấp ngược", cho phép người già thế chấp nhà để vay tiền cho nghỉ hưu. Thế nhưng, rất ít người thực hiện các khoản vay như vậy. 

Wilem Adema, chuyên gia kinh tế cao cấp của OECD, cho biết ông hy vọng các nước châu Á đang phát triển sẽ "nhìn vào Nhật Bản, học hỏi và cố gắng tránh" đi theo con đường dẫn tới vực thẳm màu xám.

Tỷ lệ nghèo ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 66 đến 75 đạt 39% vào năm 2015, so với 17% ở Nhật Bản và 18% ở Mỹ. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người từ 76 tuổi trở lên.

Son, một người về hưu 70 tuổi, đưa ra cái nhìn về cuộc sống chật vật của những người cao niên ở Seoul.

"Tôi phải để ý tâm trạng của vợ khi xin tiền tiêu vặt. Bà ấy thường từ chối các yêu cầu của tôi, nói rằng bà ấy đã đưa tiền cho tôi hôm qua. Tôi rất thông cảm với vợ. Chẳng còn lại bao nhiêu tiền sau khi thanh toán hóa đơn điện và các chi tiêu khác”, ông nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.