Mỹ liên tiếp rút khỏi thỏa thuận quốc tế...

Trước khi được dự kiến thông qua vào năm 2018, chính phủ Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước toàn cầu về di trú
Trước khi được dự kiến thông qua vào năm 2018, chính phủ Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước toàn cầu về di trú
(PLO) - Ngày 2/12/2017, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ rút khỏi dự thảo Hiệp ước toàn cầu về di trú, dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2018. Bước đi này bổ sung thêm danh sách các dự án, tổ chức hay thỏa thuận quốc tế mà Mỹ quyết tâm từ bỏ kể từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ hồi cuối năm 2016.

Như vậy, với chính sách “nước Mỹ trên hết”, kể từ khi lên nắm quyền hồi đầu năm nay, Tổng thống Donald Trump đã có nhiều bước đi đảo ngược các chính sách của người tiền nhiệm Barack Obama, đặc biệt trong đó có vấn đề nhập cư. 

Đơn phương bỏ Hiệp ước về vấn đề di trú

Theo phái bộ của Mỹ tại Liên Hợp quốc (LHQ), Mỹ rút khỏi Hiệp ước toàn cầu về di trú (GCM) - một hiệp ước của LHQ nhằm cải thiện tình hình người di cư và tị nạn - với lý do hiệp ước này “không phù hợp” với các chính sách của Mỹ. 

Trong một tuyên bố, phái bộ Mỹ nêu rõ: “Hôm nay, phái bộ Mỹ tại LHQ đã thông báo với Tổng Thư ký LHQ việc Mỹ chấm dứt tham gia vào Hiệp ước toàn cầu về di trú”. Mỹ tham dự hiệp ước từ năm 2016, sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama quyết định tham gia “Tuyên bố New York” của LHQ về vấn đề di cư.

Đây là một tuyên bố chính trị không mang tính ràng buộc được 193 quốc gia thành viên LHQ nhất trí thông qua hồi tháng 9/2016. Các quốc gia tham gia tuyên bố cam kết thừa nhận nhu cầu về một hướng tiếp cận toàn diện đối với sự di chuyển của con người và tăng cường hợp tác ở mức độ toàn cầu cũng như cam kết bảo vệ an toàn, phẩm giá, quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả những người di cư, bất chấp tình trạng nhập cư của họ, hỗ trợ các quốc gia cứu vớt, tiếp nhận và tiếp đón một lượng lớn những người tị nạn và di cư.

Tuyên bố New York thể hiện quyết tâm của LHQ hợp sức với tất cả các đối tác thực hiện những cam kết chung bao gồm: Bảo vệ quyền con người của tất cả những người di cư và tị nạn; Tăng cường hỗ trợ những quốc gia bị làn sóng di cư và tị nạn ảnh hưởng nặng nề nhất; Trợ giúp những người dân đang tuyệt vọng trong các cuộc khủng hoảng kéo dài; Đảm bảo trẻ em di cư tị nạn được đi học; Cải thiện các hoạt động tìm kiếm và giải cứu người di cư và tị nạn; Tăng cường ngân sách viện trợ nhân đạo và tái định cư cho người tị nạn.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đánh giá Tuyên bố New York có một số điều khoản không phù hợp với chính sách về nhập cư và người tị nạn của Mỹ cũng như các nguyên tắc về nhập cư của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Vì vậy, ông chủ Nhà Trắng quyết định Mỹ sẽ chấm dứt tham gia quá trình thúc đẩy GCM hướng tới đạt đồng thuận quốc tế tại LHQ vào năm 2018.

Phát biểu về quyết định của Mỹ, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nói: “Quyết định về chính sách di cư của nước Mỹ sẽ chỉ do người Mỹ đưa ra. Chúng tôi sẽ quyết định cách nào là tốt nhất để kiểm soát đường biên giới của mình và sẽ cho phép ai được nhập cư vào nước chúng tôi. Hướng tiếp cận toàn cầu trong Tuyên bố New York đơn giản là không phù hợp với chủ quyền của Mỹ”.

Tuyên bố New York đã bắt đầu tiến trình tham vấn và đàm phán liên chính phủ theo kế hoạch phê chuẩn một hiệp ước toàn cầu về di cư tại một hội nghị liên chính phủ về di cư quốc tế sẽ được tổ chức vào năm 2018.

Chủ tịch luân phiên Đại hội đồng LHQ Miroslav Lajcak đã bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định này của Washington. Ông cho rằng, nhập cư là một vấn đề toàn cầu và vì thế cần một câu trả lời mang quy mô toàn cầu. Theo ông Lajcak, chủ nghĩa đa phương vẫn là phương thức tốt nhất để đối phó với những thách thức toàn cầu.

Giới chuyên gia cho rằng, thời gian qua Hội đồng Bảo an LHQ đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận về vấn đề nhập cư. Vì vậy, việc Mỹ tiếp tục rút khỏi các cam kết quốc tế sẽ càng khiến chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump có nguy cơ biến thành chính sách “Nước Mỹ cô độc” khi ông phải đối mặt với một loạt thách thức trong tương lai.

Liên tiếp từ bỏ hiệp ước, tổ chức khác...

Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Tổng thống Donald Trump được đánh dấu bằng nhiều quyết định rút khỏi các thỏa thuận quốc tế hay dự thảo thỏa thuận có sự tham gia của nhiều nước trên thế giới. Như việc Mỹ, cường quốc số 1 thế giới ngày 4/8/2017 đã gửi thông báo chính thức lên LHQ thông báo về ý định rút khỏi Hiệp định Paris đạt được năm 2015 về biến đổi khí hậu. Trước đó, ngày 1/6/2017, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về khí hậu. 

Bày tỏ trước sự việc trên, ngày 2/12/2017, phát biểu tại thủ đô Paris (Pháp), cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lấy làm tiếc khi Mỹ để mất vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Ông Obama cho rằng, hiệp định Paris không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, song nó lại cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ, mà ở đó lần đầu tiên hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều nhất trí rằng đây là một vấn đề và sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến tình trạng nóng ấm toàn cầu. Hay mới đây nhất là ngày 12/10/2017, chính phủ Mỹ quyết định rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) bắt đầu từ ngày 31/12/2018 do những tranh cãi liên quan tới vấn đề Israel.

Trong một lĩnh vực khác như cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ cũng từ chối công nhận Iran tôn trọng thỏa thuận quốc tế năm 2015 nhằm đảm bảo bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân nước này. Lập trường có nguy cơ đẩy văn kiện đến bờ vực đổ vỡ... 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.