Muốn giảm bạo lực học đường, cha mẹ phải làm gương

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên cho biết, đã có nhiều nghiên cứu giải thích về nguyên nhân của các hành vi khủng hoảng của tuổi học đường trong đó có hành vi gây hấn, bạo lực (Hình minh hoạ)
Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên cho biết, đã có nhiều nghiên cứu giải thích về nguyên nhân của các hành vi khủng hoảng của tuổi học đường trong đó có hành vi gây hấn, bạo lực (Hình minh hoạ)
(PLVN) -  Bạo lực học đường có phải chỉ xuất phát từ khủng hoảng tâm lý tuổi học trò? Theo Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên, Đại học Sư phạm Hà Nội, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường mà cách ứng xử của cha mẹ trong gia đình có tác động rất quan trọng.

Càng ngày, trẻ càng khó kiểm soát hành vi

Nếu lên trang Google tìm kiếm với cụm từ khóa: “Bạo lực học đường” thì chỉ trong 0.37 chúng ta sẽ nhận được 15.200.000 kết quả. Kết quả này nói lên nhiều điều trong đó cho thấy tình trạng đáng báo động của nạn bạo lực học đường. Bạo lực học đường đang thực sự trở thành nỗi lo lắng, trăn trở không chỉ của nhà trường, ngành giáo dục, phụ huynh mà là của xã hội.

Thực tế hiện nay, hiện tượng trẻ thiếu kiểm soát hành vi và cảm xúc trong trường học, ở gia đình và trong các mối quan hệ xảy ra ngày càng nhiều với tính chất phức tạp. Điều này dẫn tới sự khó khăn trong giáo dục nhà trường và gia đình hiện nay. Thậm chí, một số giáo viên còn khẳng định: Giáo viên hiện nay là một trong những nghề nguy hiểm. Từ “nguy hiểm” ở đây được họ hiểu theo đúng nghĩa đen của nó.

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên cho biết, đã có nhiều nghiên cứu giải thích về nguyên nhân của các hành vi khủng hoảng của tuổi học đường trong đó có hành vi gây hấn, bạo lực. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra một trong những biểu hiện của khủng hoảng là tình trạng bạo lực học đường và các nguyên nhân của nó như: Chứng kiến bạo lực, sự kém tuân thủ các quy định, mối quan hệ với bạn bè xung quanh có vấn đề, nạn nhân của bạo lực, ấn tượng với trường học, thái độ với bạo lực, tính nóng nảy. Một số nguyên nhân khác được biết đến như: Thiếu giáo dục giá trị sống; thiếu thời gian, phương pháp giáo dục của cha mẹ; ảnh hưởng từ môi trường sống, từ hành vi bạo lực trong gia đình; ảnh hưởng của công nghệ thông tin, truyền thông và sự du nhập của văn hóa quốc tế….

Theo lý thuyết học tập xã hội và các giải pháp, bạo lực học đường không chỉ do sự thiếu vắng kiểm soát bên trong và bên ngoài mà còn liên quan đến các yếu tố khác như sự bắt chước hoặc có tần suất tiếp xúc với bạo lực cao. Với trẻ em sống trong gia đình có hành vi bạo lực, lớn lên ra ngoài xã hội có thể  rụt rè, sợ hãi người khác, không dám bày tỏ suy nghĩ của mình- trở thành nạn nhân của bạo lực, hoặc ngược lại cũng có thể sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống....

Điều đó có nghĩa là, nếu các em học sinh sống trong một môi trường gia đình ít được cha mẹ quan tâm, cha mẹ thường xuyên có hành vi bạo lực hoặc các em là nạn nhân của bạo lực gia đình thì rất có thể, các em lại chính là chủ thể gây ra tình trạng bạo lực học đường.

Giáo dục học sinh cần xuất phát từ hành vi của người lớn

Việc giảm thiểu hành vi bạo lực học đường nói riêng và bạo lực trong xã hội nói chung không chỉ là trách nhiệm của nhà trường và các giáo viên mà là trách nhiệm cả cộng đồng xã hội, của tất cả những người xung quanh có tương tác trực tiếp hay gián tiếp với trẻ, đặc biệt là gia đình.

Cách ứng xử giữa cha mẹ với nhau và giữa cha mẹ với con cái có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc hình thành tính cách của trẻ (Hình minh hoạ)
Cách ứng xử giữa cha mẹ với nhau và giữa cha mẹ với con cái có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc hình thành tính cách của trẻ (Hình minh hoạ) 

Bởi vậy, Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên luôn nhấn mạnh, giáo dục hành vi cho học sinh cần xuất phát từ hành vi của người lớn, đảm bảo được sự gương mẫu trong hành vi của mỗi người lớn xung quanh trẻ (từ nhà trường, gia đình hay cộng đồng). Đặc biệt là trong gia đình, hành vi của cha mẹ phải là hình mẫu để con noi theo từ khi còn rất nhỏ đến lúc trưởng thành.

Không chỉ cần chú ý giáo dục khả năng tự kiểm soát cho học sinh, theo Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên, nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh cũng cần quan tâm đến nhóm bạn mà con thường xuyên tương tác và hướng dẫn con cách chọn bạn, cách ứng xử với các tình huống trong xây dựng tình bạn.

Đặc biệt, Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Biên chỉ ra rằng, các hình mẫu từ truyền thông có ảnh hưởng vô thức nhưng rất mạnh mẽ đến trẻ do tính hấp dẫn của kênh thông tin này.

 Chắc hẳn không ít phụ huynh sẽ ngỡ ngàng khi thấy cậu con ngoan hiền của mình “thần tượng” Khá Bảnh hay thích nghe những bản nhạc chế tục tĩu trên mạng. Do đó, việc quản lý truyền thông từ vĩ mô (nhà nước) đến vi mô (mỗi gia đình, nhà trường) là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, nhà trường, gia đình hay cộng đồng đều có trách nhiệm phát hiện ra những nguy cơ có hành vi lệch chuẩn, bạo lực ở học sinh để kịp thời có biện pháp ngăn chặn trước khi để xảy ra hậu quả

Đọc thêm

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.

Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường nghe các báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và Nhân dân

Bác Hồ phát biểu tại kỳ họp thứ năm Quốc hội Khóa I ngày 20/9/1955. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Quốc hội nước ta được thành lập trong những năm chiến tranh chống xâm lược, do toàn dân tự do bầu cử, là đại biểu chân chính của nhân dân cả nước từ Bắc đến Nam. Đến nay, trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, Quốc hội đã, đang cùng Nhân dân và Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia, đưa đất nước ta từng bước đủ “cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11 (theo giờ địa phương, sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ cuối: Quyết tâm và quyết tâm cao hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Suy cho cùng, điều quan trọng nhất là chất lượng các đạo luật phải đáp ứng được yêu cầu kiến tạo để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hùng cường và thịnh vượng, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên tinh thần đó, chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa, đã quyết tâm, càng phải quyết tâm cao hơn nữa.

longformKế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW

Kế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW
(PLVN) - Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về Tổng kết Nghị quyết 18- NQ/TW đã ban hành Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới , sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Kế hoạch:

Cần bổ sung tiêu chuẩn 'đầu vào' đối với nguồn đào tạo giáo viên

Quang cảnh phiên làm việc sáng 20/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để đáp ứng vai trò, vị trí của nhà giáo, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào đối với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, tránh tình trạng như nhiều năm qua, việc tuyển sinh đối với nhiều cơ sở đào tạo nguồn giáo viên có đầu vào gần như thấp nhất theo tiêu chuẩn xét tuyển so với nhiều ngành, lĩnh vực.

Bài cuối: Nghiên cứu hoàn thiện quy định về hoạt động “tái giám sát”

Một cuộc làm việc với các Bộ, ngành của Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021”. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Với hoạt động “tái giám sát” hay “giám sát lại” lần đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai vừa qua đã nhận về nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ. Cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hoạt động này mang lại hiệu quả, thiết thực, nhất là trong lĩnh vực sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vốn đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương để phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp.

Bài 4: Giám sát lại - thể hiện trách nhiệm đến cùng việc thực hiện các yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tháng 8 năm 2024 - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -Trong Phiên họp thứ 36 tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023. Tại đây, các đại biểu dân cử cùng nhau làm rõ vấn đề nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.