Cần bổ sung “quyền được học tập trong môi trường an toàn” vào Luật

Theo Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Xuân Hải,Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, cũng cần làm rõ việc phụ huynh không được có hành vi bạo hành thể xác và tinh thần đối với nhà giáo
Theo Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Xuân Hải,Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, cũng cần làm rõ việc phụ huynh không được có hành vi bạo hành thể xác và tinh thần đối với nhà giáo
(PLVN) - Theo Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Luật Giáo dục sửa đổi lần này cần có điều khoản quy định về “quyền được học tập trong môi trường an toàn” như một “tuyên ngôn” và cam kết về trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung.

Yếu tố nào tác động đến môi trường an toàn của người học?

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ việc đáng báo động về sự an toàn của môi trường học đường khiến những người làm cha mẹ, người giám hộ, người học, nhà trường, xã hội rất lo lắng và đặc biệt quan tâm. Mặc dù ngày 17/7/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường nhưng hiệu quả thực thi  còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong một nghiên cứu về phòng, chống bạo lực học đường, Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Xuân Hải chỉ ra rằng, nhìn một cách tổng quan, có 3 nhóm yếu tố sau đây tác động đến quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học.      

Thứ nhất, các yếu tố đến từ nhà trường - bao gồm các yếu tố bên ngoài (yếu tố xã hội) và các yếu tố bên trong liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học tập

Thứ hai, các yếu tố về đạo đức, nhân cách, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, nhận viên và người quản lý nhà trường.       

Thứ ba, các yếu tố đến từ người học, phụ huynh, gia đình và xã hội.

Nhiều yếu tố tác động đến quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học.
Nhiều yếu tố tác động đến quyền được học tập trong môi trường an toàn của người học.       

Trên bình diện quốc tế, các nước có hệ thống giáo dục phát triển trong khu vực Châu Á và thế giới như Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Châu Âu như Pháp, Italia, Vương quốc Anh, ở Châu Mỹ như Mỹ, Canada đặc biệt là Phần Lan, một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới hiện nay thì trong Luật Giáo dục của họ cũng có điều khoản nhằm quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm môi trường học tập an toàn cho người học.

Cần quy định cụ thể về phòng, chống bạo lực học đường

“Người học cần phải được học tập trong một “môi trường an toàn” theo nghĩa rộng của nó, bao gồm các yếu tố liên quan đến hành vi của người dạy, người học, cơ sở vật chất và môi trường xã hội nơi có trụ sở của trường học và cơ sở giáo dục” - Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Xuân Hải nhấn mạnh.

Để đạt được điều này, Nhóm nghiên cứu cho rằng, Luật Giáo dục sửa đổi lần này cần có điều khoản quy định về “quyền được học tập trong môi trường an toàn” như một “tuyên ngôn” và cam kết về trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung, của nhà trường và các cơ sở giáo dục nói riêng đối với gia đình, xã hội và người học về việc bảo đảm cho người học được hưởng “quyền được học tập trong môi trường an toàn”.

Từ đó, Nhóm nghiên cứu đề xuất bổ sung 1 số ý vào Điều 22 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi để thực hiện chủ trương môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và phòng, chống bạo lực học đường, dựa trên quy định của Nghị định số 80/2017.

Cụ thể, đối với các hành vi người học, nhà giáo và nhân viên cơ sở giáo dục không được làm, cần bổ sung quy định người học không được có các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể, sức khỏe của nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học khác.

Nhà giáo và nhân viên cơ sở giáo dục cũng không được có các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học.

 

Đặc biệt, theo Nhóm nghiên cứu, trong phần nhiệm vụ của nhà giáo ở Điều 70 Dự thảo Luật cần bổ sung thêm quy định nhà giáo có nhiệm vụ “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ danh dự, sức khoẻ, nhân phẩm và các quyền, lợi ích chính đáng của người học; phòng, chống bạo lực học đường”.

Ở Điều 87 dự thảo Luật, nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và có biện pháp cụ thể phòng, chống bạo lực học đường; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.

Bên cạnh đó, Nhóm nghiên cứu cũng đề nghị bổ sung thêm khoản 1 vào Điều 88 để làm rõ việc phụ huynh không được có hành vi bạo hành thể xác và tinh thần đối với nhà giáo.

Ở Điều 89, bổ sung quy định cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có trách nhiệm hợp tác, phối hợp với nhà trường và nhà giáo để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và phòng, chống bạo lực học đường.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...