“Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân”- bộ phim ý nghĩa mùa Vu Lan

NSND Tiến Đạt vào vai Phật Tổ Như Lai trong phim “Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân”, (ảnh trong phim).
NSND Tiến Đạt vào vai Phật Tổ Như Lai trong phim “Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân”, (ảnh trong phim).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng năm cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu, các nghệ sĩ thường đến chùa diễn tích Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân. Mỗi lần diễn vở này, nghệ sĩ Trà My thấy khán giả rất cảm động, người lớn, trẻ em đều lau nước mắt. Điều đó đã thôi thúc nghệ sĩ chuyển thể tích truyện thành kịch bản phim “Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân”. Đây là món quà dâng đến quý Phật tử và cũng là thông điệp đầy ý nghĩa trong mùa báo ân với cha mẹ của nhóm nghệ sĩ.

Bộ phim “Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân” dài 40 phút, là câu chuyện kể về hành trình cứu mẹ - bà Thanh Đề của Tôn giả Mục Kiền Liên - đệ tử thần thông đệ nhất của đức Phật.

Tích chuyện kể rằng: Khi còn sống, bà Thanh Đề chẳng những không tin Tam bảo lại còn phỉ báng, phá hoại, nói những điều không hay về Tam bảo. Chính vì vậy, sau khi chết, bà Thanh Đề bị đọa xuống địa ngục. Sau khi Mục Kiền Liên Bồ Tát chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ. Vì ngài đã khai mở được Phật nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn, đắc được ngũ căn lục thông nên có thể nhìn thấy được mẹ mình đang đọa lạc nơi địa ngục thống khổ.

Nghệ sĩ Đinh Trà My trong vai mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên bị xiềng xích, đọa đầy dưới địa ngục, (ảnh trong phim).

Nghệ sĩ Đinh Trà My trong vai mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên bị xiềng xích, đọa đầy dưới địa ngục, (ảnh trong phim).

Vì thương xót, tôn giả Mục Kiền Liên xuống địa ngục, dâng bát cơm cho mẹ. Bà Thanh Đề lúc còn sống vì tâm tham nên dù bị đọa làm ngã quỷ vẫn không dứt bỏ. Bà một tay đỡ lấy bát, dùng vạt áo của tay kia che lại, chạy đến chỗ không có các ngã quỷ ăn một mình. Nhưng vì nghiệp chướng quả sâu dày nên cơm vừa đưa lên miệng thì hóa thành hòn than đỏ rực.

Chứng kiến cảnh đó, Mục Kiền Liên vô cùng xót xa, ngài bèn cầu cứu tới Phật Tổ. Đức Phật hướng dẫn Mục Kiền Liên muốn cứu được mẹ, ngày rằm tháng bảy - là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư tăng Tự tứ nên thiết lễ Vu Lan Bồn - lễ cúng "giải đảo huyền" (giải cứu cái khổ bị treo ngược).

Diễn viên Việt Bắc trong vai Tôn giả Mục Kiền Liên với hạnh nguyện cứu mẹ Thanh Đề thoát khỏi cảnh khổ.

Diễn viên Việt Bắc trong vai Tôn giả Mục Kiền Liên với hạnh nguyện cứu mẹ Thanh Đề thoát khỏi cảnh khổ.

Mục Kiền Liên Bồ Tát y lời Phật dạy. Vào ngày rằm tháng bảy năm đó, thân mẫu của ngài được thoát nạn. Mục Kiến Liên cảm kích ân Phật nên đã khuyến khích người thế gian hàng năm vào này tổ chức lễ Vu Lan, cúng dường tăng chúng mười phương, tụng kinh Vu Lan Bồn để bảo hiếu cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ.

Trong phim, các chư Phật thiết lễ Vu Lan Bồn - lễ cúng "giải đảo huyền".

Trong phim, các chư Phật thiết lễ Vu Lan Bồn - lễ cúng "giải đảo huyền".

"Tôn giả Mục Kiền Liên là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ Thanh Đề thoát khỏi cảnh khổ, là hình ảnh tiêu biểu cho hiếu đạo của con người. Tôi muốn truyền đi thông điệp về đạo làm con, luật nhân quả để gửi đến toàn thể khán giả trong mùa Vu Lan, thông qua bộ phim này", nghệ sĩ Trà My bày tỏ.

Giám đốc xuất Đinh Trà My cho biết, bộ phim được thực hiện trong 5 tháng. Khi chuyển từ kịch bản kịch sang kịch bản phim, ê-kíp sản xuất quyết định chỉ nhấn về câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ. Khi hoàn thành xong kịch bản phim, nghệ sĩ thỉnh vấn các Thượng toạ, Đại đức để ra bản hoàn thiện nhất, đúng với giáo lý của đạo Phật.

Nghệ sĩ Trà My chia sẻ, trong quá trình quay, ê-kíp gặp vô vàn khó khăn. Thời tiết nắng nóng, lại đúng vào mùa An cư kiết hạ, nên có những đại cảnh cần đến sự hỗ trợ của các quý thầy lại không đáp ứng được.

Cảnh địa ngục đọa đầy.

Cảnh địa ngục đọa đầy.

“Phim có hai bối cảnh chính là trần gian và địa ngục, tạo hình các nhân vật trong phim khá phức tạp. Chính vì thế chúng tôi phải hoá trang thật kỹ, dậy từ 2h sáng. Vai Đức Phật (NSND Tiến Đạt), vai Mục Kiền Liên (Việt Bắc) phải mất ít nhất 3 tiếng để hoá trang. Có những cảnh quay trong hang động – là bối cảnh địa ngục nên rất phức tạp, tối, trơn trượt, các diễn viên ngã liên tục.

Bản thân tôi khi quay xong cảnh địa ngục toàn thân rã rượi, chân tay bầm tím do bị ngã và cũng do nhân vật Thanh Đề bị đeo gông cổ, bị đánh, đẩy qua đẩy lại nên bầm tím, 2 tuần sau mới đỡ”, nghệ sĩ Trà My chia sẻ.

Nhưng trên tất cả, nghệ sĩ Trà My cho biết, làm phim về đề tài Phật giáo nên dường như được ‘Phật độ’. Mọi khó khăn ê-kíp đều cùng nhau vượt qua để hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ, ra mắt phim dịp Vu Lan.

Là đạo diễn trẻ, lại làm phim về nhân vật rất lớn - đệ tử thần thông đệ nhất của đức Phật, Quản Trọng Phúc cho biết phải tìm tòi, đọc những giai thoại về ngài Mục Kiền Liên, xin tư vấn của các thượng toạ, đại đức...

Đạo diễn Quản Trọng Phúc và nghệ sĩ Đinh Trà My trong buổi ra mắt phim “Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân” chiều ngày 14/8/2023 (ảnh BTC).

Đạo diễn Quản Trọng Phúc và nghệ sĩ Đinh Trà My trong buổi ra mắt phim

“Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân” chiều ngày 14/8/2023 (ảnh BTC).

"Tôn giả Mục Kiền Liên là một nhân vật lịch sử có thật. Ngài có quá trình xuất gia tu học và đắc quả, được sử liệu ghi chép. Và ngài đã được nhân loại thừa nhận là một nhân vật lịch sử có sức ảnh hưởng lớn trong thời đức Phật còn tại thế. Tôi rất hào hứng với kịch bản này và đã dồn 200% công sức để làm", đạo diễn Quản Trọng Phúc chia sẻ.

Nghệ sĩ Trà My chia sẻ tại buổi ra mắt phim chiều ngày 14/8/2023 tại Hà Nội, khi quyết định làm phim Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân, điều chị băn khoăn nhất là vai ngài Mục Kiền Liên. Nhiều nghệ sĩ được lựa chọn nhưng cuối cùng chị quyết định mời Việt Bắc vào vai chính.

“Tôi nhớ lại những lần đóng chung cùng Việt Bắc - diễn viên có tính kỷ luật cao, nghiêm túc trong chuyên môn và chịu nghiên cứu tìm hiểu nhân vật. Khi tôi đặt vấn đề này, Bắc còn ngỡ ngàng chưa hiểu về tích Mục Kiền Liên, chỉ nghe qua thôi. Tôi khẳng định với Việt Bắc “em đóng được”. Bắc có đôi mắt rất tinh nhanh, tôi dặn Bắc khi vào vai này phải hiền lại, chậm rãi một chút.

Bắc đã dành 1 tháng để nghiên cứu kịch bản, gặp các thượng toạ, đại đức nói chuyện sâu hơn về nhân vật. Với sự thông minh, chịu lắng nghe, khi bấm máy Việt Bắc đã vào vai rất tốt. Hy vọng khi mọi người xem phim sẽ có cách nhìn khác với lối diễn của nghệ sĩ Việt Bắc - một nghệ sĩ chuyên đóng vai lém lỉnh, láu cá lại có thể vào vai ngài Tôn giả Mục Kiền Liên với tấm lòng hiếu hạnh, từ bi nhân ái”, nghệ sĩ Trà My cho biết.

Bộ phim "Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân" do Quản Trọng Phúc làm đạo diễn, NSND Tiến Đạt, NSND Nguyễn Hải, NSƯT Chí Trung, nghệ sĩ Trà My, Việt Bắc, Hiệp Vịt, Jimmii Khánh, Thuỳ Liên, Khắc Dũng, đặc biệt Thượng toạ Thích Trường Xuân, Đại đức Thích Giác Giáo... tham gia diễn xuất. Phim sẽ được chiếu trên các kênh truyền hình và Youtube nhân dịp mùa Vu Lan báo hiếu năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

Đọc thêm

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.