Một số cán bộ có tài sản rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc

Chủ tịch Quốc hội cho biết, khi có một vụ án tham nhũng đưa ra xét xử, người dân chỉ cần biết, tài sản tham nhũng đó đã thu hồi được chưa? cuộc tiếp xúc cử tri nào cũng hỏi vấn đề đó.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, khi có một vụ án tham nhũng đưa ra xét xử, người dân chỉ cần biết, tài sản tham nhũng đó đã thu hồi được chưa? cuộc tiếp xúc cử tri nào cũng hỏi vấn đề đó.
(PLO) -  Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thực tế thời gian vừa qua có một số cán bộ, công chức, viên chức có tài sản rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc. Nhà nước cũng chưa có cơ sở pháp lý nào để xử lý việc trên.

Hôm nay (10/9), trong ngày làm việc đầu tiên của Phiên họp 27, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về một nội dung lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN).

“Có khả thi hay không lại là một chuyện

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về dự án Luật PCTN (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, hầu hết các nội dung lớn của dự thảo Luật đã được UBTVQH cho ý kiến và thống nhất với phương án giải trình tiếp thu, chỉnh lý. Riêng quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57) vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Do đó Dự thảo Luật hiện đang thiết kế điều khoản này theo 2 phương án: xem xét, giải quyết tại toà (Phương án 1) và thu thuế thu nhập cá nhân (Phương án 2). Uỷ ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án đề nghị lựa chọn phương án 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga

Với phương án xử lý tài sản bất minh thông qua quy trình tố tụng tại toà (Phương án 1), Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, cử tri sẽ hoan nghênh phương án này vì thể hiện được quan điểm mạnh mẽ của nhà nước với nguyên tắc: đã là tài sản tham nhũng là phải tịch thu toàn bộ. Dù vậy, ông Phúc vẫn bày tỏ băn khoăn về tính khả thi, nhất là khả năng của cơ quan kiểm soát tài sản vì các cơ quan đều kiêm nhiệm.

“Người Việt Nam có cái tình, cái lý nên việc cấp dưới chuyển yêu cầu đưa cấp trên ra toà xử lý về tài sản thì chắc là khó. Thực tế cuộc sống nó thế! Phương án xem xét tại toà là hay rồi nhưng có khả thi không lại là một chuyện”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói và đề xuất lập cơ quan kiểm soát độc lập, tốt nhất là thuộc Quốc hội.

Còn Chủ tịch Hội Đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lại cho rằng, nếu không làm rõ được thế nào là “giải trình hợp lý” hay “giải trình không hợp lý” thì có đưa nhau ra toà thì có khi... cãi nhau trước toà vì “tài sản của cán bộ hình thành từ nhiều nguồn, đa dạng và phong phú, thậm chí nhạy cảm”. Ông Chiến cũng cho rằng cần đánh giá tác động toàn diện. Cơ quan kiểm soát tài sản họ có làm được không, có gì vướng mắc? Toà quyết thu hồi tài sản đó hay không thì có làm được không?

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, để xử lý vấn đề này, cần trở lại gốc của vấn đề là kiểm soát dòng tiền và tài sản. Khi có quy định về kê khai tài sản, thu nhập thì chúng ta căn cứ vào đó, nếu có vi phạm thì xử lý.

Báo cáo Bộ Chính trị hai phương án

Ở góc nhìn khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, Luật này là phòng và chống tham nhũng. Vì vậy, trong Luật này, “phòng” cần làm nổi bật hơn. Theo đó, cần xác định PCTN  là việc làm thường xuyên, liên tục vì còn tồn tại nhà nước là còn tham nhũng, ở quốc gia nào cũng vậy, kể cả những nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, chặt chẽ cũng khó tránh. Việc phòng ngừa tham nhũng  có ở rất nhiều luật, như Luật Phòng chống rửa tiền, Luật Yhực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Đầu tư công… chứ không chỉ luật này. “Ở nhiều nước thậm chí vẫn phát hiện Thủ tướng có nhiều tiền để trong nhà mà không tiêu được. Đó rõ ràng cũng là tiền tham nhũng, chỉ là vì không thể tiêu dùng bằng lượng tiền mặt nhiều như vậy nên mới bị phát hiện”, ông Hiển nói.

Cũng theo ông Phùng Quốc Hiển, với tài sản, thu nhập không chứng minh nguồn gốc hợp lý thì chuyển sang cơ quan thuế. Yêu cầu nộp thuế 1 lần mức nộp là 35%, rồi phạt thêm 3 lần nữa, tức là thêm 115%, như vậy tổng là 145%, nhân với số ngày chậm nộp, nhân với số tiền nộp chậm rồi nhân với 0,5% nữa. Vi phạm thì cứ theo quy định của Luật Thuế mà xử lý. Nếu làm nghiêm như thế có khi thu vượt quá số tài sản mà “anh” không kê khai. “Chúng ta cứ làm thế thì vừa chắc chắn, vừa nhẹ nhàng. Quy định sang tòa, sang viện thì phức tạp ra. Quan điểm của tôi là xử lý tài sản này theo phương án dùng Thuế thu nhập cá nhân, không phải sửa gì nữa”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ông Định cũng nhận định, thậm chí, người khai gian để trốn thuế ở mức độ lớn còn bị truy tố hình sự. Không thiếu chế tài để xử lý những trường hợp này.

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đối với tài sản vi phạm pháp luật mà có, Bộ Luật Hình sự, Luật xử lý Vi phạm Hành chính đã quy định rất chi tiết việc tịch thu, sung công khi vi phạm pháp luật. Không những thế, Luật PCTN hiện hành và ngay trong Dự thảo của luật này cũng đã quy định rõ: Tịch thu đối với tài sản do tham nhũng mà có. Tuy nhiên, thực tế thời gian vừa qua có một số cán bộ, công chức, viên chức có tài sản rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc. Nhà nước cũng chưa có cơ sở pháp lý nào để xử lý việc trên. Và khi có một vụ án tham nhũng đưa ra xét xử, người dân chỉ cần biết, tài sản tham nhũng đó đã thu hồi được chưa? cuộc tiếp xúc cử tri nào cũng hỏi vấn đề đó. “Chính vì thế, cần có quy định để xử lý vấn đề này. Việc xử lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN, phù hợp với xu thế chung, phù hợp với lòng dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Sau khi cân nhắc ưu điểm, nhược điểm của hai phương án, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, UBTVQH sẽ báo cáo Bộ Chính trị hai phương án: phương án xem xét, quyết định tại tòa và phương án thu thuế thu nhập cá nhân

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.