“Một quốc gia phát triển vững bền cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật là một đòi hỏi bức thiết
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật là một đòi hỏi bức thiết

(PLO) - "Trong công cuộc Đổi mới đất nước, việc đề cao vai trò, tính tối thượng của Hiến pháp, pháp luật là một tất yếu khách quan" là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018 diễn ra tối nay (9/11)

Trang trọng Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2018

Buổi Lễ được tổ chức tại Hội trường Bộ Quốc phòng, số 7 phố Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên Kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam. 

Tới dự buổi Lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương.

Các đại biểu dự buổi lễ
Các đại biểu dự buổi lễ

Nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật của mọi người trong xã hội, ngày 20/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, quy định ngày 09 tháng 11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là ngày Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta. 

Chủ đề Ngày pháp luật hằng năm được Bộ Tư pháp tham mưu lựa chọn bám sát yêu cầu thực tiễn của đất nước. Chẳng hạn như năm 2013, khi Quốc hội chuẩn bị thông qua Hiến pháp, Chủ đề được chọn là xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp….  Năm 2018 chủ đề lại tập trung vào yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước và người dân….

Sôi nổi các tiết mục văn nghệ chào mừng
Sôi nổi các tiết mục văn nghệ chào mừng

Nội dung Ngày pháp luật cũng được lựa chọn triển khai phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương; bao hàm hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội: Từ phổ biến, vận động chấp hành các Bộ luật, luật; đến các quy định cụ thể về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo; môi trường đầu tư kinh doanh; an sinh xã hội; an toàn giao thông; đến phòng chống tham nhũng, lãng phí, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội…

Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương đã tới dự buổi Lễ
Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương đã tới dự buổi Lễ 

Theo đánh giá của các Bộ, ngành, địa phương, hình thức tổ chức và mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật rất đa dạng và phong phú; đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều hơn. Có thể kể đến một số hình thức, mô hình cụ thể như: Lễ mít tinh; hội thảo; thi tìm hiểu pháp luật; Ngày hội pháp luật; xây dựng chuyên trang về Ngày Pháp luật; các hoạt động lồng ghép với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Ngày đại đoàn kết tại khu dân cư”…

Qua 5 năm thực hiện, Ngày Pháp luật Việt Nam đã có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân. Đời sống chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của đất nước có nhiều chuyển biến tích cực.

Tinh thần Ngày Pháp luật đã và đang được lan toả, thẩm thấu trong đời sống xã hội

Trong bài Diễn văn tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định Ngày Pháp luật đã thực sự trở thành Sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước.
Trong bài Diễn văn tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định Ngày Pháp luật đã thực sự trở thành Sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định: "Trong 05 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng; giám sát, chỉ đạo, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực của các cơ quan, cùng với sự chủ động tham mưu của ngành Tư pháp; đặc biệt là sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, việc triển khai Ngày Pháp luật đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và là điểm nhấn của công tác phổ biến giáo dục pháp luật". 

"Ngày Pháp luật đã thực sự trở thành Sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước. Tinh thần Ngày Pháp luật đã và đang được lan tỏa, thẩm thấu trong đời sống xã hội; đến với từng cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và người dân. Thực tế thảo luận sôi nổi, đầy tinh thần trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội tại diễn đàn Quốc hội về các dự án luật, chương trình, đề án; hoạt động của Chính phủ, các Bộ ngành, đoàn thể; tổng hợp kiến nghị cử tri của Mặt trận Tổ quốc; rồi những vấn đề pháp lý mà dư luận, người dân quan tâm được phản ánh hằng ngày trên các phương tiện thông tin là những minh chứng cụ thể về nhận thức ngày càng được nâng cao của xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của pháp luật" - Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh. 

Cũng theo Bộ trưởng Lê Thành Long, kết quả thực hiện Ngày Pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung đã có đóng góp quan trọng cho sự tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, doanh nghiệp, người dân. Đóng góp đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, cách hành xử chúng ta về vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đất nước, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân.

Các đại biểu tham dự giao lưu về Ngày Pháp luật
Các đại biểu tham dự giao lưu về Ngày Pháp luật 

Góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam thượng tôn pháp luật

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: "Ngày Pháp luật đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, trở thành một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, ngày hội của toàn dân, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua việc nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của toàn xã hội. Ngày Pháp luật đang góp phần xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, hội nhập, năng động; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền công dân theo đúng tư tưởng dân chủ - pháp quyền mà Hồ Chủ tịch hằng mong muốn". 

Chủ tịch Quốc hội biểu dương những nỗ lực, thành tích của các ban, bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức có hiệu quả Ngày Pháp luật và sự hưởng ứng rộng rãi, thiết thực của các tầng lớp nhân dân đối với sự kiện quan trọng này. "Tôi cũng hoan nghênh Bộ Tư pháp, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tốt Ngày Pháp luật những năm vừa qua" -  Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Ngày Pháp luật đang góp phần xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, hội nhập, năng động và "Một quốc gia phát triển vững bền cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đặt lên hàng đầu".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Ngày Pháp luật đang góp phần xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, hội nhập, năng động và "Một quốc gia phát triển vững bền cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đặt lên hàng đầu".

"Tuy nhiên, chúng ta cũng nghiêm túc nhìn nhận việc hưởng ứng Ngày Pháp luật thời gian qua ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức; ý thức chấp hành pháp luật trong một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa cao; hành vi vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra, ngay cả trong một số cán bộ, công chức thực thi công vụ; việc xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật còn lúng túng, chất lượng chưa được như mong muốn; nguồn lực đầu tư cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế" - Chủ tịch Quốc hội lưu ý. 

Chủ tịch Quốc hội nhận định: Trong công cuộc Đổi mới đất nước, việc đề cao vai trò, tính tối thượng của Hiến pháp, pháp luật là một tất yếu khách quan. Cương lĩnh xây dựng đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật, trong đó một khâu quan trọng là nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một đòi hỏi bức thiết. Với tinh thần đó, hôm nay, chúng ta trang trọng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2018 với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Để Ngày Pháp luật năm 2019 và các năm tiếp theo thực sự thiết thực, ý nghĩa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tư pháp, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thật tốt Ngày Pháp luật, trong đó tập trung vào một số định hướng xin nhấn mạnh một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện thật tốt công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật với tầm nhìn tổng thể, dài hạn, cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các quy định của Hiến pháp; thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành quy định của luật, đặc biệt là về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Thứ hai, chú trọng, tăng cường hơn nữa đến việc triển khai, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật để các Luật được ban hành sớm đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là trong tuân thủ và chấp hành pháp luật để mọi người dân tin tưởng, noi theo. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong thực thi công vụ, gắn với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm giải trình. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ ba, có giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, coi đây là khâu đột phá trong tổ chức thi hành pháp luật, là mục tiêu quan trọng nhất của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Mỗi người dân, mỗi cộng đồng cần chủ động hơn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật vì lợi ích của mình và cộng đồng.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hưởng ứng Ngày Pháp luật để phục vụ đắc lực hơn cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, công chức, viên chức, để các hoạt động này gần gũi và cần thiết hơn đối với mỗi cộng đồng, mỗi người dân; đồng thời, xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước là lực lượng nòng cốt; đồng thời cần có cơ chế, chính sách phù hợp để động viên, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia.

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi người chúng ta phải bằng những hành động cụ thể, thiết thực, chung tay góp phần đưa Hiến pháp, pháp luật đi vào cuộc sống. Một quốc gia phát triển vững bền cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đặt lên hàng đầu. Tinh thần đó không chỉ được tôn vinh trong Ngày Pháp luật Việt Nam, mà phải trở thành nền tảng trong hoạt động của bộ máy nhà nước và của cả hệ thống chính trị, phải trở thành nếp sống văn hóa thường xuyên của mỗi người dân, mỗi cộng đồng xã hội.

Tại buổi lễ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đã được trao cho 5 tập thể: Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính; Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội; Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; Sở Tư pháp Quảng Nam; Ban Pháp chế, Tập đoàn điện lực Việt Nam và 4 cá nhân gồm: ông Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an; bà Hồ Xuân Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh vì đã có nhiều thành tích trong việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật. 

60 Tập thể và cá nhân cũng được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì đã đạt thành tích xuất sắc qua 5 năm tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu trao tặng Bằng khen của Bộ Tư pháp cho Báo Pháp luật Việt Nam (Ảnh: Ông Vũ Hoàng Diệp, Phó Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...