Một kết thúc có hậu hay bản án còn oan sai?

 Phiên tòa sơ thẩm khép lại với những mức án không nặng dành cho các bị cáo nhưng bản án “nhẹ nhàng” này có thực sự nhẹ?

Phiên tòa sơ thẩm khép lại với những mức án không nặng dành cho các bị cáo nhưng bản án “nhẹ nhàng” này có thực sự nhẹ?

Vạ lây..

Báo PLVN từng phản ánh vụ án “tham ô” và “cố ý làm trái..” xảy ra tại Ban Quản (BQL) di tích tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ với hai bị cáo có dấu hiệu bị hàm oan là ông Nguyễn Văn Chính, chuyên viên BQL và ông Nguyễn Trọng Hạnh, nghệ nhân đúc đồng. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm ngày 17/1 vừa qua, hai bị cáo này được TAND tỉnh Điện Biên miễn trách nhiệm hình sự.

Ông Hạnh là thợ trực tiếp đúc tượng đồng theo hợp đồng giữa Cty mỹ thuật Trung ương (Cty Mỹ thuật - nhà thầu của dự án) với Cty Đoàn Kết (do bố ông Hạnh làm giám đốc). Hợp đồng được thỏa thuận theo hình thức “khoán gọn”.

Cty Đoàn Kết nhận 18,5 tỷ đồng để đúc pho tượng đồng nặng 195 tấn theo đúng khuôn mẫu và yêu cầu mỹ thuật. Khi các cơ quan tố tụng khởi tố vụ án và các quan chức của BQL cũng như bà Võ Thị Hồng, Giám đốc Cty Mỹ thuật thì ông Hạnh cũng bị khởi tố và bắt giam cùng tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” - loại tội chỉ dành cho quan chức.

Lý lẽ để buộc tội ông Hạnh được đưa ra là ông này đã mặc áo và trưng biển “Xưởng đúc của Cty Mỹ thuật” trong quá trình đúc tượng. Như vậy là “giúp sức” cho bà Hồng phạm tội. Nhưng lý lẽ buộc tội này khó thuyết phục vì chính ông Hạnh được yêu cầu làm như vậy mà không được giải thích gì thêm, cũng không biết “ý đồ” thực sự của đối tác là gì khi yêu cầu như vậy. Việc quy kết là “đồng phạm” có vẻ là một áp đặt của cơ quan tố tụng.

Một kết thúc có hậu hay bản án còn oan sai? ảnh 1
 

Về chất lượng tượng đài, ông Hạnh cũng bị quy kết là “có tội” vì đã đúc ra pho tượng không phải là “đồng nguyên chất” như dự toán được phê duyệt. Song theo hợp đồng với Cty Mỹ thuật, thì ông Hạnh chỉ có nghĩa vụ đúc thuê trọn gói một pho tượng đồng nặng 195 tấn.

Tại tòa, nghệ nhân này cho rằng: tượng không nhỏ hơn, không thấp, không mỏng hơn yêu cầu. Nếu tôi đúc sai, tôi làm lại cái khác, chứ bản thân tôi không có chức vụ hay công vụ gì để mà lợi dụng. Nghề đúc đồng thuê là làm dịch vụ theo hợp đồng, nếu sai thì đúc lại, chịu phạt. Bởi vậy, có lẽ việc kết tội “lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ” đối với ông Hạnh là nhầm chế tài.

Không làm cũng phải chịu

Cùng được “miễn tội” với ông Hạnh là ông Nguyễn Văn Chính, cán bộ của BQL - bị khởi tố về tội “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái…” Nhưng sau đó, VKSNDTC chỉ truy tố về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sau khi hoàn thành việc giám sát thi công các hạng mục cải tạo, xây dựng trên Đồi A1, tháng 11/2003, ông Chính được Giám đốc Lương Phượng Các phân công giám sát kỹ thuật công trình Tượng đài chiến thắng Điện Biên phủ, gồm hạng mục xây lắp và mỹ thuật (đúc tượng). Công việc của giám sát kỹ thuật mà ông Chính được giao là giám sát tiến độ làm việc của nhà thầu và an toàn lao động. Ông Chính không có trách nhiệm giám sát mỹ thuật đối với công trình tượng đài. Về phần nhiệm vụ này, ông Chính đã hoàn thành tốt công việc được lãnh đạo BQL giao.

Trong cáo trạng và hồ sơ vụ án, tên của ông Chính được đặt cùng hàng với các bị cáo trước đây là lãnh đạo BQL như ông Lương Phượng Các, Lê Văn Viễn. Nhưng thực tế thì vai trò và công việc của ông Chính lại không liên quan gì với những việc làm của các lãnh đạo này. Bản thân các lãnh đạo BQL cũng cho rằng, ông Chính không tham gia vào bất cứ việc gì trong công tác chỉ đạo của BQL. Ông Chính chỉ là nhân viên làm theo chỉ đạo theo kiểu “chỉ đâu đánh đấy”. Như vậy, việc buộc tội ông Chính là cùng cố ý làm trái với các lãnh đạo BQL Tượng đài chiến thắng Điện biên phủ là đi quá xa sự thật và không đủ các chứng cứ, lý lẽ theo quy định của pháp luật.

Phiên tòa sơ thẩm khép lại với những mức án khá “dễ chịu” đối với các bị cáo nhưng đối với ông Chính, Hạnh thì việc tha tội theo quy định về miễn trách nhiệm hình sự vẫn là quá nặng vì thực tế, họ là những người lao động chỉ biết làm tròn bổn phận.  

Để làm rõ hơn những căn cứ của bản án, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Quý Chuyên, người tham gia tố tụng trong vụ án này.

- Thưa ông, theo cáo trạng thì ông Chính bị truy tố vì những sai phạm nào?

 
- Cáo trạng có xác định ông Chính “cố ý làm trái…” trong quá trình thi công khi không thực hiện việc giám sát thi công đối với toàn bộ công trình; không giám sát về phí vật tư, nhân công trong quá trình thi công; bỏ qua, không thực hiện các quy định của nhà nước về giám sát thi công, không thuê tư vấn giám sát thi công việc đúc tượng theo đúng quy  định của pháp luật.

Một hành vi nữa cũng được nhắc đến là “lập hồ sơ nghiệm thu phần mỹ thuật khống để thanh toán chi phí không đúng thực tế; toàn bộ số liệu trong biên bản, hồ sơ nghiệm thu sao chép từ dự toán”.

- Nhưng, những sai phạm trên đều gắn với chức vụ của lãnh đạo BQL còn bản thân ông Chính chỉ là nhân viên, vậy truy tố ông Chính có đúng không, thưa ông?

Nếu xét riêng hành vi của ông Chính thì ông Chính không có hành vi nào như mô tả trong cáo trạng. Bản thông ông chỉ được giao nhiệm vụ “giám sát tiến độ và an toàn lao động” mà việc này thì ông Chính đã hoàn thành nên không có hành vi “cố ý làm trái”. Nhưng, trong vụ án này, ông Chính được cho là “đồng phạm” nên những cáo buộc đối với lãnh đạo BQL được áp luôn cho ông Chính.

Tôi cho rằng, truy tố với vai trò đồng phạm cũng không có căn cứ vì ông Chính ông bàn bạc trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác của BQL, đặc biệt là việc lập hồ sơ nghiệm thu “khống” phần mỹ thuật. Qua hồ sơ vụ án và những diễn biến tại 2 phiên tòa thì thấy, việc buộc tội không thuyết phục.

- Ông đánh giá như thế nào về quyết định “miễn trách nhiệm hình sự” đối với ông Chính và ông Hạnh?

- Quyết định này không thực sự tác động xấu đến số phận người bị truy tố nhưng chưa thuyết phục. Vì như vậy, tòa vẫn xác định là họ có tội nhưng được xem xét tha miễn, không xử lý trong khi những gì họ làm thì theo tôi, không cấu thành tội phạm như bị truy tố.

- Xin cảm ơn ông!

Bình Minh

Tin cùng chuyên mục

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Đọc thêm

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.