Rác thải y tế được xử lý bằng phương pháp “đốt lộ thiên” cùng rác sinh hoạt

(PLVN) - Đầu tư gần 55 tỷ đồng với các trang thiết bị xử lý rác thải có công nghệ tân tiến, nhưng đơn vị vận hành bãi xử lý rác thải trung tâm huyện Quang Bình (Hà Giang) lại chọn cách xử lý rác thải kiểu thủ công “đốt lộ thiên” cho dù tại đây rất nhiều rác thải y tế lẫn với rác thải sinh hoạt. 

Bãi xử lý rác trung tâm tại thôn Xuân mới, xã Xuân Quang (Quang Bình) được thi công cải tạo được khởi công ngày 19/10/2017 do UNBD huyện Quang Bình làm chủ đầu tư, đơn vị vận hành Trung tâm DVCC và Môi trường huyện Quang Bình. Bãi rác có diện tích 1,3 ha, với mức đầu tư 54,9 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các dự án xử lý môi trường nghiêm trọng và nguồn vốn ngân sách địa phương.

Theo đánh giá về dự án, đây là một dây chuyền xử lý rác thải hiện đại, xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, có khu xử lý rác hữu cơ, vô cơ, khu xử lý nước rác và hệ thống lò đốt rác và các thiết bị máy móc phụ trợ.

Người dân nơi đây đã từng kỳ vọng dây chuyền xử lý rác gần 55 tỷ đồng này sẽ mang lại môi trường đảm bảo cho người dân trong khu vực.
 Người dân nơi đây đã từng kỳ vọng dây chuyền xử lý rác gần 55 tỷ đồng này sẽ mang lại môi trường đảm bảo cho người dân trong khu vực.

Tuy nhiên, theo thông tin phản ánh của người dân tại xã Xuân Quang về việc ô nhiễm môi trường từ việc xử lý rác, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã đến ghi nhận, tại hiện trường rác thải ùn ứ chất bãi cao lộ thiên, từ trong khuôn viên đến bãi tập kết phía ngoài nhà máy, rác không được che phủ, không được phân loại, mùi hôi thối nồng nặc, nước róc từ rác không được xử lý gây ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ công cộng (DVCC) và Môi trường huyện Quang Bình - đơn vị quản lý vận hành khu xử lý rác - đã không sử dụng hệ thống dây chuyền thiết bị xử lý rác đã được đầu tư cải tạo, mà sử dụng phương pháp đốt lộ thiên và chôn lấp không đúng quy định.

Đặc biệt nguy hiểm là tại đây xuất hiện rất nhiều rác thải y tế xen lẫn với rác thải sinh hoạt. Đây là mối đe doạ nguy hiểm cho sức khoẻ người dân và môi trường sống xung quanh.

Việc xử lý rác " đốt lộ thiên" gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
 Việc xử lý rác " đốt lộ thiên" gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
Một lượng lớn rác thải y tế được xử lý không đúng quy định lẫn cùng rác thải sinh hoạt.
 Một lượng lớn rác thải y tế được xử lý không đúng quy định lẫn cùng rác thải sinh hoạt.
Trong khi đó, rất nhiều thiết bị trong dây chuyền xử lý rác hiện đại có giá trị đầu tư gần 55 tỷ đồng này đã bị han gỉ, có dấu hiệu hư hỏng không thể vận hành được.
Trong khi đó, rất nhiều thiết bị trong dây chuyền xử lý rác hiện đại có giá trị đầu tư gần 55 tỷ đồng này đã bị han gỉ, có dấu hiệu hư hỏng không thể vận hành được.

PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Đức Thanh, Giám đốc Trung tâm DVCC và Môi trường huyện Quang Bình về việc có lẫn rác thải y tế trong bãi rác, ông Thanh cho biết, Trung tâm không có chức năng xử lý rác thải y tế, trong trường hợp nếu có sẽ phối hợp với Bệnh viện huyện Quang Bình để xử lý đúng quy định.

Ông Nguyễn Đức Thanh - Giám đốc Trung tâm DVCC và Môi trường
Ông Nguyễn Đức Thanh - Giám đốc Trung tâm DVCC và Môi trường

Việc bãi rác được đầu tư gần 55 tỷ đồng, bị bỏ qua vận hành theo quy trình đã gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, và nguy hiểm hơn cả là tình trạng gây ô nhiễm môi trường và đe doạ nguy hiểm cho sức khoẻ người dân từ việc xử lý rác đốt lộ thiên, xử lý rác thải y tế không đúng quy định. Điều này đã thể hiện sự tắc trách trong quản lý, coi thường pháp luật của những đơn vị liên quan tại đây, đã vi phạm nghiêm trọng các quy định trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP về vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng, thu gom, vận chuyển, chôn lấp, xử lý rác thải.

Để chấm dứt tình trạng trên, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang, UBND huyện Quang Bình, Phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh Hà Giang, và các cơ quan chức năng liên quan cần vào cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sự việc trên. Đồng thời, cần sớm đưa bãi xử lý rác vào vận hành theo đúng quy định, mang lại môi trường sống an toàn cho người dân nơi đây.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Đọc thêm

Hà Nội hỗ trợ gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp tại Ba Vì

Lãnh đạo Thành phố thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân. Ảnh: hanoi.gov.vn
(PLVN) - Sáng nay (13/5), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành Thành phố và lãnh đạo huyện Ba Vì đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân bị sạt lở vùi lấp.

Tuần này, Bắc Bộ tiếp tục mưa dông, trời mát

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong tuần này (13 – 19/5) mưa dông duy trì ở Bắc Bộ, trời tiếp tục mát mẻ. Trong khi đó khu vực Nam Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa.

Sập tường nhà dân ở Hà Nội do mưa lớn, 3 cháu nhỏ tử vong

Sập tường nhà dân ở Hà Nội do mưa lớn, 3 cháu nhỏ tử vong
Tin từ Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội, cho biết, đến khoảng 1h ngày 13/5, lực lượng chức năng gồm: Quân đội, Công an; các bộ phận liên quan của xã Ba Trại (huyện Ba Vì)… đã nỗ lực tìm kiếm và đưa được 3 nạn nhân ra khỏi khu vực bị sập, đổ tường nhà dân. Sau đó, cơ quan chức năng xác định cả 3 nạn nhân đã bị tử vong.

Đừng coi thường chuyện hạt cát

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng, trong đó có cát: Đất nước có 3.260km bờ biển, có các hệ thống sông ngòi dày đặc. Xưa kia, nhu cầu xây dựng ít, chuyện hạt cát bị coi thường, ví von “nhỏ như hạt cát”. Nhưng nay, cuộc sống hiện đại, công trình xây cất đâu đâu cũng mọc lên, thì hạt cát đã không phải là chuyện nhỏ. Cát từ chỗ là vật liệu xây dựng thông thường, đã được gọi là tài nguyên, khoáng sản.

Đà Nẵng bàn giải pháp thoát nước đô thị

Một hầm chui ngập nước sau đợt mưa lịch sử tại TP Đà Nẵng. (Ảnh trong bài: Lưu Hương)
(PLVN) - UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiện trạng và đề xuất toàn diện quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt TP Đà Nẵng” với sự tham gia các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thoát nước.

Biến đổi khí hậu: “Thế lực” đe dọa an toàn lao động toàn cầu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người lao động. (Ảnh: ILO)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu đã và đang là mối đe dọa trực tiếp đến người dân toàn cầu, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm vì hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí, căng thẳng nhiệt... Từ góc độ an toàn lao động, biến đổi khí hậu cũng đang khiến 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan, đòi hỏi các Chính phủ cần phải hành động...

Phòng thủ trước thiên tai

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (10/5), tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2024, đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định, trong thời gian tới thiên tai có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường, cực đoan.

Từ nay đến cuối tháng 5, Bắc Bộ sẽ đón đợt mưa dông mạnh và 2 đợt nắng nóng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo ông Hoàng Đức Cương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 12-16/5 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa, có nơi mưa to và dông mạnh. Từ nay đến cuối tháng 5, Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ sẽ đón 2 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt trên diện rộng.

Thiên tai tại Việt Nam năm 2023: Xảy ra hơn 1.100 trận với 21/22 loại hình

Thông tin công bố tại Hội nghị dự báo số đợt nắng nóng năm 2024 nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. (Ảnh: Vũ Vân Anh).
(PLVN) - Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 là hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 9/5.

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất
(PLVN) - Khu vực phía Bắc Việt Nam đang sắp bước vào mùa cao điểm nắng nóng, để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp khu vực này chủ động “xanh hoá” năng lượng với các giải pháp nổi bật như điện mặt trời áp mái.