Mối tình Việt - Triều, chuyện cổ tích nối dài...

Chuyện tình cảm động của họ không còn là câu chuyện riêng của hai người, hai họ, dù  được tính bằng 31 năm đằng đẵng chờ đợi, khắc khoải. Câu chuyện tình ấy đã là một trong những nội dung của chương trình nghị sự giữa hai quốc gia Việt Nam – Triều Tiên...

Anh tên là Phạm Ngọc Cảnh- công dân Việt Nam, chị tên là Ry Yong Hui – công dân Triều Tiên. Câu chuyện tình cảm động của họ đã không còn là câu chuyện riêng của hai người, hai họ nữa dù  được tính bằng 31 năm đằng đẵng chờ đợi, khắc khoải. Và, câu chuyện tình ấy đã là một trong những nội dung của chương trình nghị sự giữa hai quốc gia Việt Nam – Triều Tiên

Cuộc chia ly 31 năm 10 tháng, 17 ngày

Mùa hè năm 1971, Phạm Ngọc Cảnh - chàng sinh viên Việt Nam học năm thứ ba Trường Đại học Công nghiệp Hoá học Hàm Hưng về thực tập tại Nhà máy phân đạm Hàm Hưng. Cảnh thực tập trong phân xưởng máy nén khí dưới tầng 1, còn Ri Yung Hi, cô gái Triều Tiên ấy làm việc ở phòng phân tích hoá, trên tầng hai. Một lần, đứng gần phòng phân tích hóa, nhìn qua khe cửa, anh Cảnh thấy một cô gái trẻ, gương mặt đẹp và phúc hậu đang chuẩn bị mẫu phân tích: "Giá mà cô ấy là vợ mình thì tốt quá".

Anh Phạm Ngọc Cảnh và chị  Ri Yung Hi tại Triều Tiên năm 1971
Anh Phạm Ngọc Cảnh và chị Ri Yung Hi tại Triều Tiên năm 1971
Từ mơ ước sét đánh đó, mối tình Ri Yong Hui và Phạm Ngọc Cảnh đã ra đời tuy phải diễn ra trong vòng bí mật vì hồi ấy, đất nước Việt Nam đang có chiến tranh, nhiệm vụ của lưu học sinh là tập trung học tập để về phục vụ Tổ quốc. Đối với nước bạn, mọi chuyện còn nghiêm khắc hơn.

Đầu năm 1973, anh Cảnh tốt nghiệp về nước. Buổi tối cuối cùng hai người đi chơi với nhau,Ri Yung Hi nước mắt lưng tròng nói với người yêu: "Phải xa anh em chết mất. Nhưng dù sao em cũng đợi anh, yêu anh mãi mãi!". Còn anh nước mắt chảy ngược vào trong cố làm ra vẻ cứng rắn an ủi người yêu: “Thôi, anh về Việt Nam ra chiến trường chiến đấu vài năm. Hết chiến tranh, mọi việc thay đổi, anh sẽ quay lại đón em". Khoảng thời gian mà khi đó họ ước chừng phải xa nhau là 3 năm nhưng có ngờ đâu nó đã trở thành 31 năm 10 tháng, 17 ngày.

40 lá thư tình và rất nhiều lá thư khác

Trong quãng thời gian dài gần nửa đời người đó, vì hoàn cảnh mà anh chị chỉ có thể gửi  cho nhau vỏn vẹn 40 lá thư tình. Nhưng đó là những lá thư mạng nặng nối nhớ thương. Anh, vì phải giữ bí mật nên không dám viết thư trực tiếp cho chị mà phải gửi qua mẹ chị. Trong thư anh cũng không đề tên Việt mà phiên âm tên mình ra tiếng Triều Tiên, thành Pơm Nốc Kiêng - một cái tên con gái.

Còn chị, “Ngọc Cảnh yêu thương! Yung Hi không chịu nổi việc để Ngọc Cảnh ra đi nên đã ốm mất cả tháng trời. Sốt 40 độ C mà vẫn mơ thấy Ngọc Cảnh. Thấy em vừa chợp mắt lại khóc mẹ bảo với em Yung Hi thế là lại mơ thấy Cảnh rồi và đánh thức dậy, lúc ấy em thấy mẹ nước mắt cũng lưng tròng. Không có anh Cảnh cuộc sống Yung Hi là như thế, bất hạnh biết bao nhiêu...".

•	Cuộc tình của họ vẫn đẹp bên bờ sông Đại Đồng - Bình Nhưỡng tháng 11/2010
• Cuộc tình của họ vẫn đẹp bên bờ sông Đại Đồng - Bình Nhưỡng tháng 11/2010
Để giữ được liên lạc thường xuyên với Tổ quốc của người mình yêu, anh Phạm Ngọc Cảnh đã bỏ công việc kỹ sư ở Tổng cục Hoá chất để chuyển sang làm ở ngành thể dục thể thao nơi hay có chuyên gia Bắc Hàn sang dạy Taekwondo với hy vọng cứ gần gũi những người Triều Tiên sẽ nghĩ ra cách nối lại liên lạc với người yêu. Rồi anh chạy đôn đáo các nơi để thành lập Hội Hữu nghị Việt - Triều.

Cứ mỗi lần nghe tin Triều Tiên bị thiên tai, mất mùa, anh lại miệt mài đi vận động quyên góp lương thực, quần áo, thuốc men để gửi sang giúp đỡ...

Trong những năm tháng đó, anh đã viết rất nhiều lá thư để tìm lối ra cho tình yêu của mình, từ lá thư gửi  phu nhân của Chủ tịch nước Kim Nhật Thành với hy vọng biết đâu bà ấy động lòng mà tác thành cho đôi trẻ cho đến là những lá thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Niên khi hai ông sang thăm Triều Tiên tháng 5/2002 để nhờ giúp đỡ. Dù rằng trong suốt quãng thời gian dài ấy, đã không ít lần anh bật khóc khi tin tức từ Triều Tiên bay về nói với anh rằng chị đã đi lấy chồng, thậm chí chị đã mất 10 năm. Những giọt nước mắt đàn ông…

Đoạn kết có hậu của cổ tích tình yêu

Và, rồi cuối cùng thần hạnh phúc cũng đã mỉm cười với anh Phạm Ngọc Cảnh khi bức công văn đề ngày 4/9/2002 với nội dung: "Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao nước CHDCND Triều Tiên phê chuẩn việc kết hôn của Phạm Ngọc Cảnh - công dân VN với Ri Yong Hui - công dân Triều Tiên ngày 19/8/2002" được chuyển đến tay anh. Với tờ giấy "thông hành" đó, anh lập tức mua vé tàu đi Bình Nhưỡng đón chị. Cuộc tái ngộ sau 31 năm của họ khó diễn tả bằng lời. Đoạn kết của giấc mơ đẹp ấy là một đám cưới tại Bình Nhưỡng vào ngày 23/10 và tại Hà Nội vào ngày 13/12.

Còn nhớ, đầu năm 2003, khi tôi tìm đến nhà anh chị để viết bài, anh Cảnh đã hồ hởi kể cho tôi nghe sự giúp đỡ tận tình của Sở Tư pháp Hà Nội cho trường hợp đăng ký kết hôn của anh chị. Số là khi anh chị  đến Sở để tìm hiểu thủ tục đăng ký kết hôn cũng là lúc chuẩn bị chuyển giao giữa Nghị định 184 và Nghị định 68 về vấn đề hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.

Biết chuyện tình đầy trắc trở của anh chị, các cán bộ Sở Tư pháp đã rất cảm thông, chia sẻ và khuyên anh chị hẵng cố đợi đến ngày NĐ mới có hiệu lực để làm thủ tục vì do cả hai người cùng thiếu giấy khai sinh, mà với NĐ mới loại giấy tờ này sẽ được giản lược, bớt được thời gian chờ đợi vốn đã trở thành nỗi ám ảnh của anh chị. Thấm thoắt vậy mà đã gần 8 năm…

Vui vẻ đón tôi như đón một người quen cũ, anh Cảnh cho biết, anh đã nghỉ hưu, còn chị dạo này đi dạy tiếng nên ban ngày ít có mặt ở nhà. Vốn liếng tiếng Việt của chị đã đủ đọc báo và giao tiếp đơn giản để đi chợ không có anh –  “người phiên dịch” đi cùng.

Chị tuy vẫn giữ thói quen nấu ăn theo cách thức quê nhà nhưng cũng đã ăn được hầu hết đồ ăn Việt. Và, đặc biệt chị còn có một điều - mà có lẽ nhiều người phụ nữ có chồng ở Việt Nam mơ ước - là được anh đưa đi thăm thú hầu hết các tỉnh, thành cả nước, dọc theo những chuyến đi theo đoàn đua xe đạp xuyên Việt vì anh vốn là huấn luyện viên của bộ môn này.

Anh Cảnh đã cười phá lên trước câu hỏi của tôi rằng anh vẫn nói thạo tiếng Triều Tiên chứ. “Quên sao được hả em, đó là ngôn ngữ của tình yêu mà”, anh khẳng định. Cũng bởi vì tuy ở Việt Nam nhưng anh chị vẫn nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng của quê hương chị là chính. Rào cản ngôn ngữ cũng khiến chị trong gần 8 năm làm dâu, thi thoảng gặp “tai nạn” nho nhỏ với nhà chồng, ví dụ như bị bố chồng nhắc nhở chuyện gì đó mà chị lại không hiểu cụ nói gì. 

Về kể lại với anh, chị khóc, anh an ủi và cũng không quên giải thích là bố rất thương chị. Chính ông (ông là Phạm Ngọc Diệp, từng công tác trong ngành ngoại giao, là cố vấn phát ngôn đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris năm 1968), năm 2002, quá cảm kích và thương xót cho tình yêu của con đã  tìm đến tận nhà Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên để nhờ giúp đỡ con trai mình.

Tháng 11/2010, anh chị vừa có một chuyến về thăm quê chị sau 8 năm xa cách. Trước đó, ngay tại ngôi nhà ở khu tập thể Thành Công, Hà Nội, chị đã được gặp ba người em cùng cha, khác mẹ với mình đang sống ở Hàn Quốc. Năm 1950, khi cuộc chiến tranh liên Triều nổ ra, bố chị đã sang Hàn Quốc và lấy vợ, sinh sống bên đó. Biến cố lịch sử này của gia đình cũng là nguyên nhân tạo nên tính tình trầm lặng ít nói của chị.

Trên suốt dọc chuyến đường dài về thăm lại quê hương, nhìn cảnh vật nhớ chuyện xưa, anh kể lại cho chị nghe những kỷ niệm trên chặng đường anh “đấu tranh quyết liệt” cho tình yêu của mình, đến nỗi bị bạn bè gán cho cái tên “nhà cách mạng tình yêu”. Chị lắng nghe, tủm tỉm cười, khe khẽ gật đầu công nhận lời anh…

Xuân Hoa

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.