Mở rộng quyền lợi cho bệnh nhân khám BHYT: Sẽ hết cảnh “khám chay” tại tuyến xã, phường

Tới đây, theo Nghị định 146, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám chữa bệnh BHYT
Tới đây, theo Nghị định 146, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám chữa bệnh BHYT
(PLO) - Tới đây, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực, quyền lợi của bệnh nhân khám bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được mở rộng. Đồng thời, các trạm y tế (TYT) xã sẽ không bị khống chế tỷ lệ quỹ khám chữa bệnh BHYT được sử dụng dưới 20% quỹ như hiện nay, góp phần xóa bỏ những “rào cản” trong khám chữa bệnh BHYT cho các trạm y tế cơ sở. Đây là những tin vui, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như đội ngũ y, bác sĩ trong quá trình khám, chữa bệnh. 

Bỏ các quy định khó khăn cho người dân

Ông Phan Văn Toàn - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết trong Nghị định 146, có một số điểm mới liên quan trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh (KCB) và quyền lợi khi KCB BHYT như: sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí, trong đó quy định bổ sung quỹ BHYT thanh toán trong trường hợp cơ sở KCB gửi mẫu bệnh phẩm, chuyển bệnh nhân đến cơ sở khác để thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.

Nghị định sẽ hướng tới bảo đảm tính công bằng trong thực hiện chế độ chính sách ưu đãi xã hội, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT, góp phần tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT. Theo đó, Nghị định 146 bổ sung nhóm đối tượng tham gia BHYT được Nhà nước đóng gồm dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975; nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng có mức thu nhập bình quân hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.

Nhóm tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình gồm chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (một số đối tượng); nhóm do người sử dụng lao động đóng BHYT là thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu,...

Với Nghị định này, nếu bệnh nhân khám tại tuyến xã, phường, sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cơ bản thay vì chỉ “khám chay”. Về lâu dài, sẽ thành lập các trung tâm xét nghiệm, chẩn đoán có tập trung đầu tư phương tiện và sử dụng hiệu quả thay vì mỗi bệnh viện phải trang bị đầy đủ nhưng không sử dụng hết năng lực của thiết bị và cũng không đủ năng lực thực hiện dịch vụ cận lâm sàng mặc dù có đủ năng lực điều trị.

 “Đối với trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn sử dụng. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho người bệnh trong thời gian điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh”, ông Toàn cho biết.

Tháo “rào cản” gây khó khăn cho trạm y tế

Theo ông Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ BHYT, trước đây, quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) giao cho trạm y tế thấp (không quá 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú, quy định tại Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC) không đủ để chi cho KCB BHYT, dẫn đến một số loại bệnh trạm y tế xã có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng phải chuyển lên tuyến trên, gây nên tình trạng quá tải ở tuyến trên, tốn kém chi phí và không thuận lợi cho người bệnh, nhất là người cao tuổi mắc bệnh không lây nhiễm.

Tới đây về quản lý sử dụng quỹ BHYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP sẽ không giao quỹ cho cơ sở có người đăng ký KCB ban đầu dựa trên số thu BHYT của những người có thẻ đăng ký tại đây như hiện nay. Như vậy, đảm bảo tính chia sẻ của quỹ BHYT, phù hợp với việc KCB thông tuyến, đồng thời không gây áp lực cho cơ sở KCB có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Các trạm y tế xã cũng không bị rào cản về việc bị khống chế tỷ lệ quỹ được sử dụng tại trạm y tế là dưới 20% quỹ KCB BHYT như hiện nay, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và tăng cường y tế cơ sở.

Cụ thể hơn, đối với trường hợp người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị, sau đó chuyển về tuyến dưới để quản lý, theo dõi hoặc cấp phát thuốc tại cơ sở y tế tuyến xã cũng vẫn được BHYT thanh toán.

Quy định mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, được khám, chữa bệnh gần nơi cư trú, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân bởi hiện tại, BHYT chỉ thanh toán cho trường hợp bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên, chưa thanh toán cho bệnh nhân chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới.

“Quy định này bảo đảm tính chính xác, minh bạch của các chi phí, thuận lợi trong quản lý điều hành cung ứng dịch vụ, việc thanh toán cũng thuận lợi hơn. Cơ chế này khác với hiện nay là tổng mức thanh toán chỉ áp dụng cho đối tượng từ nơi khác chuyển đến và chỉnh tính trung bình một lượt KCB (nội trú hay ngoại trú) năm trước và nhân với số lượt KCB trong năm và nhân với hệ số điều chỉnh giá thuốc, vật tư y tế, dịch vụ khám chữa bệnh”, ông Khảm cho biết thêm.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, chính sách tại Nghị định 146 của Chính phủ sẽ đồng bộ được nhiều chính sách khác nhau của Bộ Y tế, thí dụ như sẽ đồng bộ với Thông tư 39 của Bộ Y tế về gói dịch vụ y tế cơ bản tuyến xã.

Nghị định mới, sẽ áp dụng các tính tổng mức thanh toán chi phí KCB của các đơn vị dựa trên tổng chi phí KCB của năm trước tính cho chi phí về thuốc, vật tư y tế, máu, chế phẩm máu, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (có tính đến hệ số điều chỉnh về giá thuốc, giá vật tư y tế), cộng với các chi phí phát sinh trong năm do thay đổi về phạm vi chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, thay đổi về đối tượng khám chữa bệnh, thay đổi về mô hình bệnh tật...

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung quy định về số tiền trích để lại cho người làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ bằng 10% số thu BHYT tính trên số người làm việc trên tàu có tham gia BHYT để mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu. “Nếu chúng ta có danh mục thuốc đầy đủ và danh mục kỹ thuật đầy đủ tại trạm y tế xã nhưng không có cơ chế về tài chính thì Thông tư này cũng không phát huy hiệu quả. Vì thế, những điều chỉnh trong Nghị định 146 sẽ tác động trên phương diện trách nhiệm, quyền lợi, chi phí và chính sách khi chúng ta đang muốn tăng cường y tế cơ sở”, ông Khảm nhấn mạnh. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.