Mở rộng phạm vi tìm kiếm, huy động đặc công nước tìm CASA và SU-30

Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Bộ Quốc phòng.
Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Bộ Quốc phòng.
(PLO) - Sáng 18/6, phạm vi tìm kiếm máy bay CASA-212 tiếp tục được mở rộng gần hết vịnh Bắc Bộ trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất lợi.

    Mở rộng phạm vi tìm kiếm 60 hải lý quanh Bạch Long Vỹ

    Bộ Quốc phòng tiếp tục mở rộng phạm vi ra khoảng 60 hải lý, về phía tây và tây nam đảo Bạch Long Vỹ tìm kiếm các nạn nhân của máy bay CASA 212.

    Sáng 18/6, ông Đào Trọng Tuệ - Phó chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ, Hải Phòng - cho biết, ngay khi nhận được thông báo về vật thể lạ trôi trên biển từ cấp trên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai giao nhiệm vụ cho lực lượng biên phòng Bạch Long Vĩ, thông báo cho các chủ phương tiện đang đánh bắt tại tọa độ tăng cường quan sát mọi động tĩnh trên biển.

    “Các đơn vị nếu phát hiện có vật thể nào trôi dạt sẽ phải báo ngay cho lực lượng biên phòng. Trên đảo, huyện cũng thông báo đến toàn dân, thủ trưởng các đơn vị, đặc biệt người dân đánh bắt để họ quan sát trong khi đánh bắt, báo cáo nếu có phát hiện gì lạ”, ông Tuệ nói.

    Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, lực lượng tìm kiếm máy bay CASA gồm Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Quân khu 3 và tàu cá của ngư dân đã và đang được huy động với quyết tâm cao nhất, khẩn trương và cẩn trọng. Vùng tìm kiếm được chia ô để rà soát, từng ô sẽ không chỉ tìm một lần mà làm đi, làm lại nhiều lần.

    Đã vớt được một số mảnh vỡ của chiếc máy bay Casa 212. Ảnh: Sơn Ca.
    Đã vớt được một số mảnh vỡ của chiếc máy bay Casa 212. Ảnh: Sơn Ca.


    “Mọi người đều muốn sớm có kết quả, nhưng khu vực tìm kiếm cứu nạn rộng và thời tiết diễn biến phức tạp hơn. Tìm hiểu lịch sử tai nạn hàng không trên thế giới cho thấy, việc tìm máy bay mất liên lạc trên biển luôn khó khăn, không dễ thực hiện trong 1-2 ngày”, nguồn tin nói.

    Tăng cường thợ lặn tìm Su-30MK2 mất tích

    Trao đổi với Zing.vn, đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sư tỉnh Nghệ An cho biết, hơn 5h sáng nay thi thể của phi công Trần Quang Khải đã được đưa về nhà tang lễ Bệnh viên quân khu 4 để làm lễ khâm liệm. Đơn vị đã bàn giao thi thể cho Quân chủng Phòng quân không quân và Quân khu 4 phụ trách.

    Nguồn tin này cũng cho biết, giữa đơn vị và gia đình đang thống nhất địa điểm để làm lễ truy điệu và an táng. Đại tá Hiền cũng thông tin việc tìm kiếm, trục vớt Su 30 vẫn đang được khẩn trương tiến hành.

    "Chúng tôi sẽ cho thợ lặn tìm vị trí chiếc tiêm kích rơi mà ngư dân đã báo. Đồng thời có phương án trục vớt máy bay rơi tại vùng biển Nghệ An. Các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Quốc phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng… tăng cường thợ lặn, đặc công nước tới vị trí chiếc Su-30MK2 mất liên lạc cuối cùng và tại tọa độ được tàu cá ngư dân báo về cho Sở chỉ huy tiền phương nơi phát hiện máy bay Su-30MK2 là 19 độ 00 phút vĩ Bắc và 106 độ 4 phút kinh Đông.

    Trong khi đó về phía thông tin từ Cảnh sát biển Việt Nam về việc trục vớt được trục lốp máy bay nghi của Su30-MK2, đại tá Hiền cho biết, các đơn vị chuyên môn vẫn đang tích cực xác minh và chưa có kết quả công bố.

    Đóng góp tích cực của ngư dân

    Tờ Vnexpress dẫn nguồn tin cho biết: Quá trình tìm kiếm cứu nạn máy bay Su-30MK2 và máy bay CASA-212 ghi nhận sự đóng góp tích cực ngay từ đầu của ngư dân. Chủ trương của lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng như các địa phương liên quan là khen thưởng kịp thời, thỏa đáng cho tàu thuyền nào phát hiện và tìm kiếm được phi công. Đến nay các địa phương đã huy động nhiều lượt tàu cá và ngư dân đều sẵn sàng tham gia tìm kiếm, không đặt nặng vấn đề chi phí.

    Diễn biến quá trình tìm kiếm cũng cho thấy ngư dân đã phát hiện sớm việc máy bay bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ, cứu sống phi công Nguyễn Hữu Cường, tìm thấy thi thể phi công Trần Quang Khải…

    “Khi ngư dân Đậu Văn Kính (Nghệ An) phát hiện thi thể quấn trong dù, lực lượng chức năng tiếp cận và đã nói với ngư dân Kính vào bờ để nhận khen thưởng. Mức thưởng Bộ Quốc phòng dự kiến là tương đương chi phí cho một chuyến tàu hoặc hơn. Nhưng ông Kính nói chưa vào bờ được mà phải tiếp tục đi đánh cá nốt một tuần mới về”, nguồn tin cho biết.

    Tin cùng chuyên mục

    Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

    Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

    Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

    Đọc thêm

    Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
    (PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

    Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

    Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
    (PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

    'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

    'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
    (PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

    Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

    Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
    (PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

    Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

    Quang cảnh phiên họp.
    (PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

    Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

    Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
    (PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

    Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

    Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
    (PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

    Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

    Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
    Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

    Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

    Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.