Mê đắm 'dòng chảy' ẩm thực Tây Hồ

Bánh rán mặn Võng Thị nổi tiếng khắp Thủ đô nhờ vào nước sốt đặc sánh gia truyền.
Bánh rán mặn Võng Thị nổi tiếng khắp Thủ đô nhờ vào nước sốt đặc sánh gia truyền.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhắc đến nền ẩm thực Hà thành có lẽ sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua những món ngon trứ danh gắn liền với quận Tây Hồ. Theo dòng chảy thời gian, quang cảnh, phố xá nơi đây đều thay đổi, duy chỉ có ẩm thực Tây Hồ xưa và nay vẫn vậy, vẫn mang trong mình những tinh hoa ẩm thực được chắt lọc qua bao thế hệ.

Bánh tôm Hồ Tây - nét riêng ẩm thực Hà thành

Được mệnh danh là món ngon nức tiếng vùng đất Kinh Kỳ, bánh tôm hồ Tây đã đi vào tiềm thức của biết bao thế hệ người dân, là một nét không thể thiếu trong trăm nét tinh hoa của ẩm thực Hà thành. Gọi bánh tôm Hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian, bởi dù xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ trước nhưng đến nay món ăn này vẫn có chỗ đứng trong lòng người Hà Nội.

Nhìn lại khoảng những năm 1954, khi bánh tôm Hồ Tây thực sự nổi tiếng, câu nói “lên hồ Tây ăn bánh tôm” hay “ăn bánh tôm ở hồ Tây” đã trở thành khẩu ngữ quen thuộc của người Hà Nội xưa. Không chỉ vậy, người ở tỉnh xa nếu có dịp đặt chân đến Thủ đô nhất định sẽ tìm đến bánh tôm nóng hồ Tây, để được một lần thưởng thức món đặc sản trứ danh của đất này. Chỉ cần một lần thế thôi cũng đã đủ ấn tượng.

Bởi lẽ, ở cái thời mà người ta chỉ nghĩ xem ăn cái gì cho no lại xuất hiện một món vừa ngon, giá cả lại hợp lý thì nghiễm nhiên bánh tôm hồ Tây là lựa chọn hàng đầu lúc bấy giờ. Chưa kể vì tọa lạc ở một địa điểm đẹp nên ăn bánh tôm hồ Tây không chỉ để thưởng thức hương vị mà còn để ngắm trời, ngắm đất, ngắm người, ngắm cảnh. Đó cũng là điểm đặc biệt khiến bánh tôm hồ Tây trở thành nơi liên hoan lý tưởng cho cả gia đình, là nơi đám học sinh tốt nghiệp chia tay nhau, là nơi hẹn hò của nhiều mối tình.

Ngày nay, thời thế thay đổi, cuộc sống hiện đại mang đến nhiều món ăn phong phú, từ món Việt đến món Tây chẳng thiếu thứ gì. Người ta cũng không còn ăn chỉ để no mà còn phải thưởng thức, nhấm nháp, khẩu vị cũng vì thế mà sành hơn. Tuy vậy, bánh tôm hồ Tây vẫn là lựa chọn yêu thích của nhiều người, là món ăn ngon để lấp bụng buổi xế chiều. Dạo quanh hồ Tây, nhất là đoạn phủ Tây Hồ không khó để bắt gặp một hàng bánh tôm ngon, thưởng thức một miếng bánh tôm nóng giòn, thơm ngọt, trong khung cảnh yên bình của hồ Tây, tạo nên một buổi chiều tuyệt vời mà ít ai có thể chối từ được.

Gọi bánh tôm Hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian còn bởi cách làm và cách thưởng thức của nó không bị thay đổi nhiều. Ngày trước, bánh được làm từ chính những con tôm của hồ Tây, giống tôm nhỏ con, chắc thịt vỏ mềm và ăn rất ngọt. Thêm vào đó là một chút khoai lang ở bãi sông Hồng thái sợi làm cho bánh ngọt và có mùi thơm nhẹ. Ăn kèm với bánh tôm là rau muống chẻ, mà phải là rau muống bè có ở ao hồ Hà Nội thì ăn mới mềm và không chát.

Bánh tôm thời hiện đại vẫn giống đến 8, 9 phần so với trước kia, có điều một số thành phần của bánh đã ít nhiều thay đổi. Điển hình như khoai lang thái sợi và rau muống chẻ không còn phổ biến nữa, ở nhiều nơi người ta đã giản lược bớt hai nguyên liệu này. Hay những con tôm được sử dụng để chiên cùng bánh giờ đây to hơn, ăn đã miệng hơn.

Dù có ít nhiều thay đổi về diện mạo, nhưng cái quan trọng là bánh tôm hồ Tây vẫn giữ được nguyên vẹn hương vị cổ truyền của nó. Một phong vị quen thuộc qua bao năm tháng để cho bất cứ ai muốn thưởng thức cũng phải bất ngờ khi cảm nhận được mùi vị ngon lành của bánh tôm rất nóng, rất giòn, rất thơm ngậy với thứ nước chấm pha có nghề với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.

Giờ đây, bánh tôm hồ Tây không chỉ đơn thuần là món đặc sản của Hà Nội mà đã lan rộng đến nhiều nơi, đáp ứng nhu cầu và sở thích của đông đảo thực khách. Tuy bánh tôm ở đâu cũng có thể làm nhưng hương vị bánh tôm hồ Tây chỉ ở Hà Nội mới có, có lẽ bởi vậy mà những thực khách từ xa tới đây thưởng thức bánh tôm Hồ Tây một lần và nhớ mãi, người Hà Nội đi xa đều nhớ về món ăn đặc sắc của quê hương yêu dấu.

Bánh cuốn 70 năm tuổi trên phố Thụy Khuê

Quán bánh cuốn tuổi đời 70 năm trên phố Thụy Khuê. (Nguồn: Vân Anh)

Quán bánh cuốn tuổi đời 70 năm trên phố Thụy Khuê. (Nguồn: Vân Anh)

“Bánh cuốn rẻ nhất Hà Nội”, “Hàng bánh cuốn già bằng cả đời người”,… là những cái tên được đặt cho hàng bánh cuốn mở bán từ 6h đến 14h hàng ngày trong con ngõ số 29 phố Thụy Khuê, Tây Hồ. Tọa lạc trên con phố đầy các quán ăn, cách dăm ba mét lại có một hàng quà sáng, thế nhưng hàng bánh cuốn nổi tiếng lâu năm này vẫn luôn là lựa chọn ăn sáng của nhiều gia đình, có nhiều nhà đã là khách quen ở đây đến hơn chục năm có lẻ.

Được biết, quán được mở bán từ những năm 1950, lúc đó quán có tên “Bánh cuốn bà Nguyệt”, giá một đĩa còn được tính bằng tiền hào. Sau này, quán được gia đình người con là ông Phạm Văn Chính kế nghiệp, tên quán được đổi lại thành “Bánh cuốn Thụy Khuê”. 40 năm qua, hình ảnh ông Chính chăm chú múc từng muỗng bột lên chiếc nồi hơi, tỉ mỉ tráng bánh đã trở nên quen thuộc trong lòng nhiều thực khách, già trẻ, lớn bé đủ cả.

Điều đặc biệt tạo nên danh tiếng của quán ăn không chỉ là sự lâu đời mà còn bởi chất lượng và hương vị của món bánh cuốn. Một trong những điều làm ông Chính tâm đắc nhất đó là vỏ bánh được làm từ gạo tẻ ngon, xay nhuyễn bằng cối đá truyền thống. Sau đó, bột được lọc qua nước để loại bỏ tạp chất chỉ lấy bột nõn. Đây là công thức được truyền lại từ thời của mẹ ông và vẫn được ông duy trì suốt những năm qua. Về phần nhân, nước chấm và cách làm cũng tương tự như các hàng bánh cuốn khác tại Hà Nội. Tuy nhiên, chính vì vỏ bánh được làm mịn, bảo đảm độ dai mà vẫn mềm đã làm nổi bật hương vị của mộc nhĩ, nấm hương và thịt. Sự kết hợp hài hoà tạo nên một món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng.

Hàng ngày, ông Chính và vợ dậy từ 4h để chuẩn bị các nguyên liệu như pha bột, xào nhân, dọn dẹp vệ sinh quán. Mỗi ngày hai vợ chồng ông Chính làm khoảng 5 - 7kg gạo, cho ra hơn 200 đĩa bánh. Cuối tuần khách đông hơn, số lượng có thể lên đến 300 đĩa. Vất vả là vậy nhưng 1 suất bánh cuốn ông Chính bán chỉ 13 nghìn đồng, thêm chả, thịt là 20 nghìn đồng. Trong khi mặt bằng giá chung của món ăn này ở Hà Nội, dao động từ 25 nghìn đến 30 nghìn đồng một đĩa. Trước mức giá rẻ bất ngờ, nhiều thực khách vẫn thường đùa đây là “quán bánh cuốn rẻ nhất Hà Nội”. Thậm chí có người còn bảo ông Chính tăng giá lên để có lời lãi nhưng ông nhất quyết không tăng, chấp nhận lấy công làm lãi để phục vụ những khách hàng lâu năm đã quen thuộc với giá cả của quán.

Bánh rán mặn Võng Thị - “nhỏ mà có võ”

Bánh tôm hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian. (Nguồn: TQ)

Bánh tôm hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian. (Nguồn: TQ)

Dù “trốn” trong con ngõ khuất trên con phố sầm uất Lạc Long Quân, nhưng khi nhắc đến bánh rán mặn, người dân quanh đây đều biết đến quán bánh rán nổi tiếng khắp chốn của gia đình chị Nguyễn Thị Mai Hoa. Không biển hiệu, không chỗ ngồi khang trang nhưng cứ khoảng 16h chiều, con ngõ 242 Lạc Long Quân, Tây Hồ lại nô nức người ra, người vào, khách đến ngồi kín những chiếc ghế nhựa, hơn chục người xếp hàng, hào hứng chờ đợi lượt gọi món.

Đó cũng là lúc không khí khu vực bếp lộ thiên trở nên sôi động với 7 chiếc bếp “đỏ lửa”, những chiếc chảo ngập dầu hoạt động hết công suất. Từng chiếc bánh sau khi nặn được đi qua lần lượt 6 chảo dầu lớn, mỗi chảo lại có nhiệt độ khác nhau cho đến khi vỏ bánh vàng ruộm, giòn tan. Chủ quán cho biết rằng việc rán bánh qua nhiều lượt dầu giúp bánh luôn giữ được độ nóng và giòn ngon.

Nhân bánh được chế biến tỉ mỉ với nhiều loại nguyên liệu như miến, nấm hương, mộc nhĩ, thịt heo và được nêm nếm đậm đà bằng các loại gia vị. Điểm đặc biệt nhất của quán là phần nước chấm chua ngọt, pha hơi sền sệt, có vị cay, được rưới trực tiếp vào bát bánh đã được xắt miếng vừa ăn, kèm theo một chút đu đủ xanh. Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng bánh rán mặn Võng Thị nổi tiếng khắp Thủ đô nhờ vào nước sốt đặc sánh gia truyền không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.

Về giá thành, quán phục vụ thực khách hai loại bánh rán: ngọt và mặn. Bánh rán mặn có giá là 9 nghìn đồng/chiếc, bánh rán ngọt là 6 nghìn đồng/chiếc, giá có phần nhỉnh hơn so với mặt bằng chung. Thế nhưng theo thực khách tại quán, bánh tuy “nhỏ mà có võ”, một phần vừa no lâu lại vừa ngon nên xứng đáng với giá thành. Nhiều người còn “nghiện” bánh rán ở đây, sẵn sàng xếp hàng chờ đợi để được thưởng thức.

Được biết, quán bánh rán gia truyền này có tuổi đời hơn 30 năm. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê, khu vực gần chợ Bưởi. Sau này vì nhiều lý do, quán được chuyển đến ngõ 242 đường Lạc Long Quân, Tây Hồ. Khách đến đây đa dạng mọi lứa tuổi từ người già tới trẻ nhỏ, nhưng nhiều nhất là các bạn trẻ. Nhiều thực khách tìm tới quán vì tò mò trước cảnh khách xếp hàng dài chờ mua bánh rán nhưng sau khi thưởng thức lại trở thành khách “ruột” lúc nào không hay.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Phạm Thị Hướng (áo trắng ngoài cùng bên trái) cùng đồng nghiệp tập luyện cho tiết mục sắp tới vào năm 2025. (Ảnh: Thiện Thư)

Đời xiếc - Mồ hôi rơi sau ánh hào quang

(PLVN) - Xiếc là nghệ thuật của những phút giây rực rỡ trên sân khấu, nơi các nghệ sĩ khiến khán giả say mê bởi những màn trình diễn mãn nhãn. Nhưng ẩn sau ánh hào quang ấy là cả một hành trình khổ luyện đầy hy sinh, với những chấn thương, áp lực nghề nghiệp và mức thù lao chưa tương xứng. Vượt qua muôn vàn khó khăn, họ vẫn bền bỉ cống hiến, giữ ngọn lửa đam mê sáng mãi với sân khấu.

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.