“Mê cung” lừa tình qua mạng

Người dùng các ứng dụng, trang web hẹn hò cần phải tỉnh táo trước những lời đường mật, hứa hẹn “béo bở”. (Nguồn: cpcs.vn)
Người dùng các ứng dụng, trang web hẹn hò cần phải tỉnh táo trước những lời đường mật, hứa hẹn “béo bở”. (Nguồn: cpcs.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -“Đánh” vào tâm lý cô đơn, thiếu thốn tình cảm của một số người, có không ít đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để lừa tình, chiếm đoạt tài sản của nhiều cá nhân. Điều này đã để lại những tổn thương cả về vật chất, tinh thần cho các nạn nhân.

Tiền mất, tình tan

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay, có không ít trang web, ứng dụng hẹn hò được nhiều người sử dụng với hy vọng tìm kiếm được “một nửa” như mong ước. Tuy nhiên, thay vì có được hạnh phúc, họ lại trở thành “con mồi” cho các chiêu trò lừa đảo tình cảm của những kẻ xấu.

Vào tháng 6 năm 2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố và bắt tạm giam T.A.S (44 tuổi, trú tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Được biết, T.A.S đã lừa tình và tiền bạc của bảy người phụ nữ. Thủ đoạn của T.A.S là lập một tài khoản trên mạng xã hội Facebook, giới thiệu bản thân có công ăn, việc làm ổn định đàng hoàng, sống cùng gia đình với bố mẹ đã nghỉ hưu, anh chị là giáo viên. Nhưng tất nhiên, tất cả chỉ là thông tin giả.

T.A.S thường xuyên lên mạng, tìm kiếm các đối tượng, đó là những phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, thiếu thốn tình cảm. Khi con mồi đã “cắn câu”, S giới thiệu mình là người độc thân, ngoài làm công ăn lương, còn mở thêm một công ty bên ngoài. Sau khi đã hẹn hò với các nạn nhân, S sẽ dùng lý do công ty đang gặp khó khăn để vay tiền, đi kèm những lời “đường mật” hứa hẹn. Đặc biệt, S chỉ nhận tiền mặt, không nhận chuyển khoản để dễ dàng xóa dấu vết. Cuối cùng, khi thấy nạn nhân đã “kiệt quệ” tiền bạc, S lấy lý do chia tay, nếu nạn nhân đòi tiền, đối tượng sẽ gọi điện hăm dọa, chửi bới. Tổng số tiền mà S đã lừa của các nạn nhân lên đến 2,5 tỷ đồng.

Đặc biệt, hiện nay, có một phương thức lừa tình qua mạng đang “nở rộ”, đó là thủ đoạn mạo danh người nước ngoài kết bạn qua mạng xã hội, rồi giả vờ gửi quà về Việt Nam nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, những đối tượng này, sẽ tự giới thiệu mình là sĩ quan, bác sĩ, doanh nhân, luật sư,… người nước ngoài dùng mạng xã hội để kết bạn, tìm kiếm tình yêu. Khi có được sự tin tưởng của nạn nhân, những đối tượng này thường “đánh” vào lòng tham, nói rằng sẽ gửi vàng, tiền đô la hoặc các món quà giá trị về Việt Nam. Một thời gian sau, nạn nhân sẽ nhận được cuộc gọi từ “nhân viên hải quan” yêu cầu nộp tiền phạt từ vài chục cho đến vài trăm triệu, lý do kiện hàng bị giữ lại vì có lượng tiền đô quá lớn hoặc các vật phẩm giá trị. Nếu như nạn nhân “dính bẫy” và chuyển tiền một lần, chúng sẽ yêu cầu thêm nhiều lần khác để vắt kiệt “con mồi”.

Không chỉ lừa tình, chiếm đoạt tài sản, nhiều đối tượng còn là những kẻ buôn người “trá hình” ở trên mạng. Như vào năm 2021, Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tuyên phạt 22 năm tù giam đối với T.V.M về các tội danh: Mua bán người; Mua bán người dưới 16 tuổi và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cụ thể, T.V.M (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn), được một người đàn ông Trung Quốc liên hệ tìm mua phụ nữ. T.V.M đã lên mạng làm quen với N.T.H (Bảo Thắng, Lào Cai), sau một thời gian hẹn hò qua mạng, hắn đã rủ H sang Trung Quốc làm thuê. Nhưng M đã cấu kết với một số đối tượng đưa H bán sang Trung Quốc, còn M ở lại Việt Nam và nhận số tiền theo thoả thuận là 10 triệu đồng. H bị đưa sang Trung Quốc để bán dâm, nhưng may mắn trốn thoát đến đồn Công an Trung Quốc trình báo sự việc.

Dù tất cả trường hợp trên đều không phải là những phương thức lừa đảo mới, nhưng vẫn có không ít nạn nhân “sập bẫy”, mất tình, mất tiền và chịu tổn thương tâm lý nặng nề. Qua mô tả của nạn nhân, các đối tượng lừa đảo thường tạo cho mình “vỏ bọc” là người có ngoại hình đẹp, có công việc đàng hoàng tử tế, cuộc sống giàu sang. Sau một thời gian quen biết, trò chuyện, các đối tượng lừa đảo sẽ ngỏ ý gửi các món quà đắt tiền, có giá trị lớn về Việt Nam hoặc vay “người tình” tiền cùng đầu tư, kinh doanh, hùn vốn làm ăn. Sau khi nạn nhân đã tin tưởng và “sập bẫy”, những đối tượng thường bỏ trốn, ngắt liên lạc ngay lập tức.

Thực tế, không ít nạn nhân đã cảnh giác, xong không phải ai cũng thoát được cạm bẫy tinh vi do các đối tượng lừa đảo dựng nên. Đặc biệt, nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, photoshop, trí tuệ nhân tạo, nhiều kẻ có thể “đổi mặt” (sử dụng công nghệ Deepfake) thành những người đàn ông, phụ nữ hấp dẫn, thành đạt để gọi video call nói chuyện, chiếm được lòng tin của nạn nhân.

Cảnh giác trước những “miếng bánh béo bở”

Nhiều người mất hàng trăm triệu, thậm chí bị bán vào các ổ mại dâm bởi những kẻ lừa tình qua mạng

Nhiều người mất hàng trăm triệu, thậm chí bị bán vào các ổ mại dâm bởi những kẻ lừa tình qua mạng

Tại một khảo sát của Decision Lab với 1.012 người Việt Nam, có đến 65% đang sử dụng ít nhất một ứng dụng hẹn hò. Trong đó, Tinder là ứng dụng hẹn hò phổ biến nhất (chiếm khoảng 22%), theo sau là các ứng dụng nhắn tin như Zalo, Telegram... chiếm khoảng 21%, Facebook chiếm khoảng 17%. Về tần suất sử dụng, báo cáo đánh giá người Việt sử dụng ứng dụng hẹn hò khá thường xuyên, với gần 30% số người tham gia khảo sát sử dụng hằng ngày, 19% sử dụng với tần suất 2 - 3 lần/tuần,... Bên cạnh những thuận lợi khi người dùng có thể dễ dàng nói chuyện, kết bạn và tìm kiếm đối tượng ưng ý ngay trên không gian mạng, thì vẫn còn đó rất nhiều người bị lừa tình, lừa tiền, thậm chí rơi vào tay của những kẻ buôn người.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022. Số liệu của tổ chức Internet Crime Reports chỉ ra rằng, riêng trong năm 2020, có đến 24.000 người là nạn nhân của “trò” lừa tình trên mạng xã hội, báo cáo mức thiệt hại tài chính lên đến hơn 600 triệu đô la. Dù có rất nhiều thông tin về những vụ lừa tình chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên, nhiều người vẫn bị lòng tham, tình cảm làm cho mờ mắt, bị lừa bằng thủ đoạn chuyển tiền thật để nhận lại những cay đắng, tổn thương.

“Đánh” vào tâm lý cô đơn, thiếu thốn tình cảm, nhẹ dạ, cả tin và lòng tham, các đối tượng này thường hứa hẹn với nạn nhân sẽ tặng cho họ những khoản tiền lớn, cùng với việc bảo đảm về tương lai và thỏa mãn nhu cầu tình cảm của nạn nhân. Từ đó, kẻ xấu dễ dàng chiếm đoạt tài sản của “bạn tình” quen qua mạng. Số tiền có thể chỉ vài trăm nghìn cho đến vài tỷ đồng.

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí có những vụ án lừa tình, chiếm đoạt tài sản mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng gây ra những thiệt hại lớn. Đa phần, mọi giao dịch giữa nạn nhân và kẻ lừa đảo diễn ra trên mạng, vì thế công tác điều tra, lần theo dấu vết tội phạm gặp không ít khó khăn.

Đặc biệt, việc người bị hại tự mình lấy lại số tiền bị lừa đảo là rất khó thực hiện, vì họ chỉ được cung cấp thông tin giả mạo và không hề biết kẻ lừa đảo phía sau màn hình là ai, sinh sống ở đâu. Cách duy nhất để có thể xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa là lên trình báo lừa đảo với cơ quan Công an có thẩm quyền.

Cục An toàn thông tin cũng khuyến cáo về vấn đề này cho người dùng mạng xã hội, đó là không nên tin tưởng vào các lời hứa và cam kết không rõ ràng hoặc quá hấp dẫn. Kẻ lừa đảo thường sử dụng các chiêu trò để tạo ra sự tin tưởng và dụ dỗ nạn nhân, vì vậy hãy luôn kiểm tra và xác minh thông tin trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến tài chính hoặc gửi thông tin.

Để tránh sập bẫy lừa đảo này, Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cảnh giác với các ứng dụng lạ, đặc biệt là chiêu trò như: Không đăng nhập các đường link lạ; không cung cấp hoặc nhập tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã PIN Internet banking, mã OTP, số tài khoản của mình vào trang web hoặc đường link lạ... Người dân cần đề cao cảnh giác, luôn đặt mình vào vùng an toàn khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo. Khi gặp các trường hợp như trên thì người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Và để giúp cho việc điều tra được thuận lợi, nạn nhân cần thu thập tất cả thông tin có liên quan như tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… cung cấp đầy đủ cho cơ quan Công an.

ThS Maya Diamond là chuyên gia tư vấn về tình yêu và hôn nhân tại Berkeley CA, Mỹ, đã từng chia sẻ về cách nhận biết những kẻ lừa tình qua mạng: “Nếu chưa gặp mặt ai đó và họ đã tỏ tình, có thể đó là một kẻ lừa đảo, đặc biệt khi họ chưa từng nỗ lực để cả hai gặp nhau ở ngoài đời thực. Một dấu hiệu rõ rệt khác là khi đối tượng hẹn hò nói rằng họ đang làm việc ở một đất nước khác và cần tiền để đến thăm chúng ta. Thật không may, khi đây là chiêu khiến rất nhiều người mắc bẫy, kể cả những người thông minh, hiểu biết và thành công”.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công an TP trao khen thưởng cho 11 tập thể, 06 cá nhân các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. (Ảnh: CACC)

TP HCM: Triệt phá nhiều đường dây ma túy trong đợt cao điểm trấn áp tội phạm

(PLVN) - Thực hiện cao điểm trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và cao điểm rà soát đối tượng nghiện, nghi nghiện; đối tượng sử dụng, nghi sử dụng; đối tượng bán và tụ điểm mua bán, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM và các quận/huyện truy xét, triệt phá các đường dây tội phạm về ma túy hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia; bắt giữ hàng chục đối tượng.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Hầu hết các vụ cướp giật tài sản được khám phá chỉ sau vài giờ gây án

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP HCM. (Ảnh: Huỳnh Phúc)
(PLVN) - Hôm qua (18/12), tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận năm 2024, do Thành ủy TP HCM tổ chức, báo cáo của Công an TP cho thấy nhiều loại tội phạm được giải quyết hiệu quả, như tội phạm cướp giật tài sản kéo giảm 24,35%, hầu hết được khám phá nhanh chỉ sau vài giờ gây án.

Phải chặt đứt nguồn cầu ma túy

Lực lượng chức năng kiểm đếm lô hàng chứa chất ma túy được giấu trong những tuýp kem đánh răng bị thu giữ từ hành lý của 4 tiếp viên hàng không. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Phiên sơ thẩm một vụ án “giết người” TAND TP HCM vừa mở ngày 17/12 là một phiên xử đặc biệt, vì khiến dư luận càng thấu hiểu hơn về mức độ tàn phá kinh hoàng của ma túy.

Vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về Việt Nam: Sẽ khởi tố đến 1.200 người, hé lộ 500 đường dây tội phạm

Trong năm 2024, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn TP HCM giảm 17,34% nhưng án về ma túy tăng đến 49% (Ảnh: https://www.hcmcpv.org.vn/)
(PLVN) -  Trong năm 2024, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn TP HCM giảm 17,34% nhưng án về ma túy tăng đến 49%. Nhiều vụ án ma túy lớn về cả khối lượng và số lượng bị can bị triệt phá, như chuyên án liên quan đến 4 nữ tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về Việt Nam sẽ khởi tố đến 1.200 người.

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".