Máy bay quân sự chở hơn 100 người rơi trên biển

Một máy bay Y-8-200F của quân đội Myanmar tại sân bay Rakhine tháng 8/2015. Ảnh: VnExpress/AFP
Một máy bay Y-8-200F của quân đội Myanmar tại sân bay Rakhine tháng 8/2015. Ảnh: VnExpress/AFP
Máy bay chở 122 người (một số nguồn tin khác là 116 người) đa phần là binh lính Myanmar cùng người nhà, rơi sau khi cất cánh ở miền nam nước này.

VietNam+ dẫn nguồn tin nước ngoài cho biết các lực lượng cứu hộ Myanmar đã tìm thấy xác chiếc máy bay của không quân Mynamar mất tích chiều 7/6 ngoài biển.

Theo một quan chức ngành du lịch tại thành phố Myeik, các mảnh vỡ của máy bay gặp nạn xuất hiện tại khu vực biển Andaman, vùng biển nằm cách thành phố Dawei khoảng 218km. Hiện lực lượng hải quân Myanmar vẫn đang tiếp tục công tác tìm kiếm ở khu vực này. Một nguồn tin giấu tên từ không quân Myanmar xác nhận lực lượng cứu hộ, cứu nạn hải quân đã phát hiện một số mảnh vỡ của chiếc máy bay. 

Chiếc máy bay này đang trên hành trình tới Yangon từ thành phố Myeik thuộc khu vực Tanintharyi ở miền Nam Myanmar.

VnExpress tổng hợp nguồn tin khác cho cho biết, trên máy bay có 122 người bao gồm 108 binh lính Myanmar và người nhà, cùng với 14 thành viên tổ bay. Hành khách gồm 15 trẻ em, 58 người lớn, 35 binh sĩ và sĩ quan.

Theo VietNam+ và một số báo khác dẫn một nguồn tin giấu tên tại sân bay, chiếc máy bay này chở 116 người, trong đó có 105 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn. 

 Báo Anh Mirror đưa thông tin chưa chính thức là có 15 người sống sót qua vụ rơi máy bay. 

Thông báo của Văn phòng Tổng tư lệnh quân đội Myanmar xác nhận: "Liên lạc đột ngột mất vào lúc 1h35 theo giờ địa phương (khoảng 7h05 GMT) khi máy bay cách phía Tây thành phố Dawei khoảng hơn 32km."

Ngay sau khi biết tin máy bay mất tích, quân đội Myanmar đã triển khai 6 tàu hải quân và ba máy bay quân sự để tìm kiếm. Khoảng 300-400 người, bao gồm nhân viên cứu hỏa, bác sĩ, nhân viên cứu hộ tập trung trên bờ lân cận thị trấn Launglon, gần khu vực hải quân đang tìm kiếm. 

Theo nguồn tin quân sự, thời tiết xấu có thể là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Tướng Myanmar Myat Min Oo cho biết trời mưa trong lúc máy bay di chuyển nhưng mưa không nặng hạt. Trong khi đó, một nguồn tin sân bay nói rằng thời tiết bình thường. "Chúng tôi nghĩ đây là lỗi kỹ thuật. Thời tiết ở đây bình thường", nguồn tin nhận định.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác sẽ được công bố sau khi tìm thấy hộp đen của máy bay.

Y-8 là máy bay vận tải kích cỡ trung bình và tầm bay trung bình do Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây sản xuất tại Trung Quốc, dựa trên chiếc Antonov An-12 của Liên Xô. Nó đã trở thành một trong những máy bay vận tải dùng cho cả mục đích quân sự và dân sự phổ biến nhất ở Trung Quốc. Bắc Kinh xuất khẩu máy bay này sang Myanmar, Sudan và Sri Lanka.

Chiếc máy bay gặp nạn được mua vào tháng ba năm ngoái và đã bay được 809 giờ. Các máy bay loại này được sử dụng để chở người nhà binh lính từ khu vực xa xôi hẻo lánh đến thành phố một tháng một lần.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.