'Luật thẳng, lệ cong' trong bầu cử ở Mỹ

Người dân đi bỏ phiếu ở Doylestown, quận bầu cử số 8 của bang Pennsylvania, nơi trước khi có kết quả, ứng viên Dân chủ đã được dự báo có hơn 95% xác suất chiến thắng
Người dân đi bỏ phiếu ở Doylestown, quận bầu cử số 8 của bang Pennsylvania, nơi trước khi có kết quả, ứng viên Dân chủ đã được dự báo có hơn 95% xác suất chiến thắng
(PLO) - Bầu cử tổng thống hay quốc hội trong các nền dân chủ được coi là biểu tượng đặc trưng nhất của nền dân chủ, vì nó thể hiện sự lựa chọn tự do của dân chúng. Vì thế, luật bầu cử luôn phải đảm bảo là cuộc bầu cử thật sự tự do, cử tri thật sự tự quyết định lựa chọn và đặc biệt là mọi cử tri đều phải được đi bỏ phiếu nếu họ muốn tham gia cuộc bầu cử. Nền dân chủ thực sự nào thì cũng đều phải như thế. Nhưng nước Mỹ thực tế lại không phải hoàn toàn như vậy. 

Nước Mỹ tự coi là một nền dân chủ. Rất nhiều thời chính quyền ở Mỹ còn coi nền dân chủ ở Mỹ là mẫu mực và tìm mọi cách áp đặt những tiêu chuẩn và tiêu chí dân chủ của Mỹ cho các nước khác. Nhưng chính trong chuyện bầu cử ở Mỹ lại thường có nhiều vấn đề nhất.

Khi thì chuyện kiểm phiếu bầu không được đàng hoàng. Lúc thì thiết bị kỹ thuật cho bầu cử không hoạt động. Lý do và động cơ của những vấn đề ấy có là cái gì đi chăng nữa thì trong thực chất đấy vẫn có bóng dáng của gian lận bầu cử. Nhưng đáng nói đến hơn lại là khía cạnh khác.

Luật bầu cử rất rõ ràng và cụ thể, thẳng băng và dễ hiểu cũng như dễ vận dụng nếu muốn cả tinh thần lẫn lời văn của luật đều được thực hiện nghiêm chỉnh. Theo đó, cử tri trước hết phải đi đăng ký bầu cử và phải được chính quyền công nhận là cử tri đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu và điều kiện, tiêu chí và tiêu chuẩn đề ra để được đi bỏ phiếu.

Cảnh một phòng phiếu ở Manhattan, New York City, Hoa Kỳ, ngày 6/11/2018
Cảnh một phòng phiếu ở Manhattan, New York City, Hoa Kỳ, ngày 6/11/2018

Quy định này không có gì lạ mà thông dụng trên thế giới. Nó đảm bảo là chuyện gian lận bầu cử thông qua những người không được công nhận là cử tri hợp pháp cũng đi bỏ phiếu và qua đó thao túng kết quả bầu cử. Luật pháp quy định rất rõ những ai có quyền bầu cử.

Nhưng luật thẳng này lại bị lệ cong ở Mỹ bào mòn hiệu lực hoặc thậm chí vô hiệu hoá. Cái lệ này là sản phẩm rất đặc sắc ở nước Mỹ. Luật bầu cử với những quy định như vậy áp dụng chung cho cả nước Mỹ.

Nhưng chính quyền ở 50 bang của nước Mỹ lại có quyền tổ chức cơ cấu lại đơn vị bầu cử. Phe cánh cầm quyền ở bang, bất kể thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, đều có cách để lách luật này nhằm tạo tiền đề thuận lợi để chắc chắn thắng cử trong các cuộc bầu cử. Cái lệ này được thực hiện bằng 3 biện pháp.

Thứ nhất là phân chia đơn bị bầu cử trong phạm vi lãnh thổ bang sao cho ứng cử viên của đảng chắc chắn thắng nhất và nhiều ứng cử viên của đảng chắc chắn đắc cử nhất. Đảng Cộng hòa Mỹ đã nâng việc này lên thành chiến lược thực thụ và triển khai thực hiện rộng khắp trong tất cả các bang mà thủ hiến bang là người của Đảng Cộng hòa.

Cho nên mới có tình trạng đơn vị bầu cử này hẹp về diện tích và không đông dân trong khi đơn vị bầu cử kia lại có diện tích rất rộng và đông dân. Như thế thì làm sao có thể nói là bầu cử thật sự công minh và khách quan được.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 07/11/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 07/11/2018

Thứ hai là loại thẳng thừng với cử tri bằng đưa ra những điều kiện về thủ tục giấy tờ mà những người kia không thể đáp ứng nổi. Chẳng hạn như khi thấy nguy cơ diện cử tri nhập cư hoặc gốc nước ngoài thiên về ủng hộ cho phe cánh chính trị khác, phe cầm quyền đưa ra những điều kiện mới với lý do xác minh có phải “công dân Mỹ thực sự hay không”.

Vì cách thức bẻ cong luật này mà thường xuyên có bộ phận cử tri không hề nhỏ không được tham gia bầu cử. Họ không được đi bỏ phiếu thì bộ phận cử tri ủng hộ phe cầm quyền sẽ chiếm đa số.

Thứ ba là cách cực đoan hơn cả nhưng vẫn được hay thực hiện, đó là đóng cửa luôn những đơn vị bầu cử mà ứng cử viên thuộc phe cầm quyền có nguy cơ nhiều bị thất bại, ghép vào nơi khác mà phe cầm quyền tin chắc là sẽ thắng cử. Luật nhiều khi không phải đối thủ của lệ là như thế đấy.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.