Luật sư tố giác tội phạm có vi phạm đạo đức nghề nghiệp?

ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu thảo luật góp ý Luật Hình sự
ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu thảo luật góp ý Luật Hình sự
(PLO) - Theo Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự, luật sư sẽ phải có trách nhiệm tố giác tội phạm. Nhiều luật sư lo ngại nếu phải tố giác tội phạm sẽ gây khó cho công việc của họ, làm ảnh hưởng đến nghề luật sư.

Điều 19 Dự thảo sửa đổi bổ sung luật Hình sự  - khoản 3 – quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố giác khách hàng về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 389 của bộ luật này

ĐB Nguyễn Văn Chiến (Nguyễn Chiến, TP Hà Nội) đề nghị loại bỏ chủ thể luật sư ra khỏi điều luật này vì các lẽ sau: 

Thứ nhất, luật sư bào chữa theo chế định đặc thù do Hiến pháp và Luật luật sư quy định khác với bào chữa viên là người khác không chịu sự điều chỉnh của Luật luật sư và quy tắc đạo đức luật sư Việt Nam. Không thể đánh đồng luật sư với chủ thể là bố, mẹ, anh, chị, em người phạm tội như dự thảo.

Thứ hai, đưa chủ thể luật sư vào xử lý hình sự không có sự khảo sát đánh giá tác động tính nguy hại cho xã hội, cần điều chỉnh bằng chế tài hình sự hành vi này có mức độ nguy hại thế nào, có coi là tội phạm và phải bị trừng trị bằng biện pháp hình sự hay không và trong quá trình thực thi Bộ luật hình sự thì luật sư đã có những vi phạm phải xử lý như thế nào.

Thứ ba, quy định này đẩy luật sư không những vi phạm điều cấm đối với luật sư của Bộ luật tố tụng hình sự, vi phạm Luật luật sư mà còn vi phạm quy tắc đạo đức nghề luật sư, như cấm luật sư tiết lộ bí mật của thân chủ không làm xấu đi tình trạng của khách hàng do mình bào chữa.

Thứ tư, quy định này là vi hiến và xung đột với Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể, Điều 73 Luật Tố tụng Hình sự quy định người bào chữa không được tiết lộ thông tin về vụ án về người bị buộc tội mà mình bào chữa, nhưng Điều 19, dự thảo sửa đổi Bộ luật hình sự lại quy định người bào chữa phải tố giác tội phạm người do chính mình bào chữa trong khi thực hiện việc bào chữa. 

Theo ông Chiến, quy định này hoặc là đẩy luật sư vi phạm Điều 73, Bộ luật Tố tụng Hình sự, hoặc Điều 19, Bộ luật Hình sự chỉ là quy định trên giấy vì luật sư khi tham gia tố tụng bắt buộc phải thực hiện Điều 73.

“Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua. Pháp luật chưa giải quyết được quy định xung đột thì không thể áp dụng chế tài hình sự đối với luật sư khi họ tuân thủ đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” – ông nói.

Ông Nguyễn Chiến - ĐBQH tp Hà Nội
Ông Nguyễn Chiến - ĐBQH tp Hà Nội

Theo ĐB Nguyễn Chiến, Điều 19 chỉ có tính khả thi đối với chủ thể luật sư khi Bộ luật hình sự (sửa đổi) có hiệu lực cần tiếp tục sửa Điều 73, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và Luật Luật sư. 

Do Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự là 2 luật có nội dung và hình thức song hành, không tách rời nhau, việc sửa luật này kéo theo sửa nhiều luật khác sẽ tiêu tốn tiền ngân sách, tiền thuế của dân, làm giảm uy tín của Quốc hội. 

“Chúng tôi muốn cơ quan trình cho biết nếu Bộ luật hình sự này mà thông qua có hiệu lực, muốn có tính khả thi có phải sửa Bộ luật tố tụng hình sự cụ thể là Điều 73 hay không? Nếu không thì tại sao?” ông đặt câu hỏi. 

ĐB cũng cũng cho rằng Điều 19 còn làm đảo lộn giá trị nghề luật sư trong xã hội vì bản chất nghề luật sư là bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. “Luật sư đi tố giác thân chủ khác nào cha đạo đi tố con chiên vừa xưng tội, chỉ 1 vụ luật sư tố giác thân chủ thôi, xã hội có còn tin để nhờ luật sư bào chữa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ nữa hay không?” – ĐB ví von. 

Cũng theo đại biểu nếu điều luật này được thông qua, luật sư tranh tụng sẽ ở thế đứng giữa dòng. Nếu không thực hiện Điều 19 Bộ luật hình sự thì luật sư có thể phạm tội hình sự. Nếu thực hiện Điều 19, tố giác thân chủ, luật sư có thể bị thân chủ tố ngược là vu khống, trớ trêu thay quy định này còn đẩy luật sư từ chỗ đang thực thi nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ theo đúng quy định của pháp luật, bỗng dưng lại trở thành người bị tình nghi phạm tội, "nhảy" sang vị trí cùng với thân chủ khi bị xác minh xem xét trách nhiệm hình sự do không tố giác tội phạm. 

ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cùng quan điểm phải sửa đổi lại điều luật này. Sau khi phân tích những khó khăn của giới luật sư khi điều luật này được áp dụng, ông nói: “Quan điểm của tôi là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia cần phải tố giác tội phạm. Nhưng LS thì không thể biết hết được, nên rất dễ dẫn đến tai nạn, ảnh hưởng đến nghề luật sư. Cần khoanh lại những loại tội phạm mà Luât sư phải tố giác tội phạm.

LS Trương Trọng Nghĩa (ĐB QH TP Hồ Chí Minh) là 1 trong 4 luật sư tham gia quốc hội kỳ này. ĐB Nghĩa đồng tình với ý kiến của LS Chiến góp ý về quy định tại Điều 19 Dự thảo luật. Theo ông, Dự thảo đang đánh đồng người bào chữa là luật sư và người bào chữa không là luật sư. Luật sư phải chịu sự rất nhiều quy định điều chỉnh việc hành nghề của họ.

Luật sư tố giác thân chủ thì có vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội không?. Trong khi đó, việc chứng minh có tội là trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Không những thế, việc tố giác tội phạm còn vi phạm nguyên tắc về bí mật cá nhân, quyền con người vì trong một số giai đoạn tố tụng, họ không buộc phải khai báo… Không những vậy, nếu luật sư tố giác thân chủ, còn là hành vi trái với lương tâm, trái với đạo đức nghề nghiệp.

“Quy định này, còn ảnh hưởng đến vai trò của luật sư Việt Nam đối với thế giới. Vi phạm luật Tố tụng hình sự như luật sư Chiến đã phân tích”, ông nói. 

ĐB Trương Trọng Nghĩa đồng tình với quan điểm của luật sư Thịnh là nên hạn chế tội danh đối với điều luật này. Chỉ trong trường hợp biết việc vi phạm đó nếu không tố giác tội phạm thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới xã hội, mới phải tố giác. 

Tuy nhiên, bên cạnh ý kiến của nhiều ĐB (chủ yếu là ĐB hành nghề luật sư) phản đối quy định này, thì một số ĐB khác lại đồng tình không miễn trừ trách nhiệm cho luật sư khi không tố giác tội phạm. Theo lý do các ĐB đưa ra thì Luật sư cũng phải hành nghề trên cơ sở tuân thủ hiến pháp và pháp luật, nên không thể có ngoại lệ.

Phản bác lại quan điểm của các luật sư, ĐB Nguyễn Thị Thủy tỉnh Bắc Kạn thể hiện thái độ không đồng tình. Bà xin được tranh luận ngay tại hội trường. Dẫn quy định về thời phong kiến đối với tội bất trung, bà cho rằng nếu miễn trừ cho luật sư trong việc không tố giác tội phạm mà vào các trường hợp phạm tội vi xâm phạm an ninh quốc gia, dẫn đến mất quốc gia, mất đất nước thì sao?.

“Ý kiến của các đại biểu  đưa ra làm tôi băn khoăn. Môi trường đầu tư đang ngày càng được cải tiến. Công tác cải cách Tư pháp cho thấy các luật sư đang ngày càng yên tâm với nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp”, bà bày tỏ. 

Bà Thủy cho biết thêm, khi sửa đổi luật hình sự 1999, Chính phủ đã trình phương án người bào chữa được miễn hoàn toàn đối với quy định không tố giác tội phạm. Nhưng phương án này gây nhiều tranh cãi, và phải đưa ra phương án xin ý kiến nhân dân. Nhân dân của 63 tỉnh, thành phố phần lớn đã phản đối. Tiếp thu ý kiến nhân dân, ban soạn thảo đã áp dụng quy định miễn trừ cho luật sư như đối với người ruột thịt.  

Bà cũng cho biết, so với luật 1999, Dự thảo luật này đã thu hẹp đáng kể phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa. (Trước đây phải chịu trách nhiệm không tố giác đối với 317 tội hiện nay chỉ là 83 tội)

“Với tội xâm phạm an ninh quốc gia, không thể có lý do nào để miễn trừ. Còn với những tội nghiêm trọng khác, chỉ liệt kê một số tội nghiêm trọng liên quan đến giết người, khủng bố, hiếp dâm trẻ em… đó là những tội không phải tội phạm thông thường, mà nếu được thực hiện, đó là tội ác”, bà Thủy nói. 

Sau phần phát biểu của ĐB Thủy, Luật sư Trương Trọng Nghĩa tranh luận lại. Ông không đồng ý so sánh việc không tố giác tội phạm của luật sư là tội bất trung như thời phong kiến. “Trước kia làm gì có nhà nước pháp quyền, làm gì có phương án suy đoán vô tội, nguyên tắc không buộc phải nhận tội?. Đó là những bước tiến đến với sự bình đẳng…".

Ông cũng không đồng ý với việc cho luật sư được hưởng quyền như người thân thích. Theo quan điểm của ông, luật sư là luật sư, luật sư phải có quyền của luật sư. Luật sư không phải là bố mẹ. Họ có quyền riêng của họ, phải góp phần bảo vệ công lý, là bộ phận đặc thù trong hệ thống Tư pháp.

ĐB Trương Trọng Nghĩa cũng thừa nhận có ranh giới trách nhiệm của luật sư đối với những người Hiến pháp trao cho họ bảo vệ họ trước pháp luật. “Công lý cho phép họ được luật sư bảo vệ, kể cả họ là tội phạm. Luật sư phải có trách nhiệm với đất nước với thân chủ, do đó quyền miễn trừ không tuyệt đối. Vì thế tôi mới cho rằng cần phải có khoanh vùng. Ví dụ thân chủ nói: Hôm đó tôi đẩy thằng đó chết. Nhưng việc chết có thể do không phải do anh  ta đẩy. Do vậy, nếu luật sư tố giác thì sao?".

Ông Nghĩa vẫn bảo vệ quan điểm chỉ bắt luật sư phải chịu trách nhiệm khi biết rõ và có chứng cứ khẳng định nếu hành vi đó không tố giác thì tiếp tục gây ảnh hưởng cho xã hội.

Đọc thêm

TP HCM tập trung mọi nguồn lực, phối hợp tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp. Ảnh: VIỆT DŨNG
(PLVN) - Ngày 24/4, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Việt Nam lên tiếng trước thông tin phía Mỹ yêu cầu quan chức không dự sự kiện kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao tháng 4/2025.
(PLVN) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa, chấm dứt mất mát, đau thương không chỉ cho Nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ... Kỷ niệm 30/4 là dịp để tôn vinh những giá trị bất diệt của lòng vị tha, của hòa bình, của hòa giải và hàn gắn, của tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô
(PLVN) - Chiều 24/4, tại vùng biển Vũng Rô (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), Đoàn công tác khảo sát vùng biển, đảo ven bờ từ Bình Thuận đến Phú Yên của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô. Sự kiện mang ý nghĩa tri ân sâu sắc và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Sáng 24/4, Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025); 139 năm Ngày quốc tế Lao động và trao tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 – 25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động các phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết không để xảy ra phức tạp, bị động, bất ngờ, để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và sự kiện trọng đại của đất nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 3: Ước nguyện được cống hiến của du học sinh Nga

Sinh viên Việt Nam khóa 2015 - 2020 chụp ảnh trước phòng thí nghiệm (Nguyễn Trúc Phương đứng hàng đầu tiên bên trái). (Ảnh trong bài do các nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội thông qua và chỉ đạo triển khai chủ trương tái khởi động điện hạt nhân (ĐHN), không ít kỹ sư được đào tạo về lĩnh vực này tại Liên bang Nga vui mừng khôn xiết, ngóng chờ đến ngày được cống hiến xây dựng “giấc mơ” ĐHN Việt Nam.

'Hẹn ước Bắc - Nam': Khát vọng thống nhất, ký ức hào hùng

Sân khấu hoành tráng của “Hẹn ước Bắc - Nam”.
(PLVN) - Hơn 12.000 khán giả bùng nổ trong chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam” kéo dài 100 phút, với pháo hoa rực rỡ, xe tăng, xe chở quân xuất hiện trên sân khấu, cờ Tổ quốc đỏ rực khán đài và hàng vạn người cùng cất cao tiếng hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” và “Đất nước trọn niềm vui”.

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 23/4, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế “50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đến dự và phát biểu tại hội thảo.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Với việc giảm thuế như trên, dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.