Lo ngại định mức tái chế làm tăng giá sản xuất, tiêu dùng

Chi phí tái chế cao sẽ tác động tới giá sản xuất và tiêu dùng. (Ảnh minh họa)
Chi phí tái chế cao sẽ tác động tới giá sản xuất và tiêu dùng. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chi phí tái chế (Fs) cho bao bì nhôm là 6.180 đồng/kg, cao hơn gần 5 lần so với trung bình các nước là 1.250 đồng/kg. Theo các doanh nghiệp (DN), với định mức tái chế rất cao như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao.

Doanh nghiệp đánh giá định mức Fs còn bất cập

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với đơn vị khối lượng sản phẩm bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là điểm rất tiến bộ trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020. Tuy vậy, nếu định mức chi phí tái chế (Fs) không phù hợp thì EPR khó có thể được triển khai.

Cũng tại Hội thảo, các ý kiến đều cho rằng dự thảo đã đưa ra định mức tái chế rất cao. Đơn cử: Fs cho bao bì nhôm là 6.180 đồng/kg, cao hơn gần 5 lần so với trung bình các nước là 1.250 đồng/kg.

Theo bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát Việt Nam (VBA), định mức Fs hiện nay còn nhiều bất cập, nhất là các nghiên cứu tham vấn Fs đang có kết quả khác nhau và độ tin cậy chưa cao, chưa phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Cụ thể, Fs đề xuất chưa thực sự hợp lý khi tính trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao nhất, bỏ qua 2 nghiên cứu khác có Fs thấp hơn nhiều, và cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước…

Đặc biệt, theo các chuyên gia của 15 Hiệp hội, Fs đề xuất chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được. Trong thực tế, nhiều vật liệu có giá trị thu hồi cao như nhôm, bao bì giấy, chai nhựa cứng…, đã được thu hồi hầu như hoàn toàn, không có nguy cơ với môi trường, nhà tái chế đã có lãi. Do vậy, yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế đang có lãi là chưa hợp lý; với những vật liệu giá trị thu hồi thấp, như túi nilon, bao bì giấy hỗn hợp… là vật liệu ít được tái chế vì lỗ, nguy cơ với môi trường cao thì mới cần nhà sản xuất đóng góp hỗ trợ nhà tái chế

Các hiệp hội cũng cho rằng, chi phí quản lý hành chính 3% như dự thảo chưa phù hợp với Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT.

“Khảo sát nội bộ với những DN đồ uống lớn của VBA cho thấy khối lượng sản phẩm DN phải thực hiện tái chế khoảng 700.000.000kg/năm. Chi phí hành chính của riêng các thành viên Hiệp hội phải trả là 109,2 tỷ đồng/năm. Đây là một khoản tiền rất lớn…” - Đại diện VBA dẫn chứng.

Ngoài ra, hệ số điều chỉnh đối với các vật liệu bao bì dễ thu gom, tái chế dùng trong sản xuất, kinh doanh đồ uống (bao gồm nhôm, giấy, nhựa, thủy tinh) là chưa phù hợp. Fs được đề xuất đưa ra hệ số 0,3 cho giấy, chai PET, nhôm. “Fs cao sẽ nguy cơ tác động tiêu cực tới giá cả hàng hóa và người tiêu dùng…” - Đại diện các Hiêp hội DN nêu quan điểm.

Cần có lộ trình phù hợp

Góp ý dự thảo, đại diện các Hiệp hội DN cho rằng việc hỗ trợ cho nhà tái chế đang có lãi là không hợp lý và đề nghị được áp dụng Fs = 0 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế, bao gồm bao bì giấy, bao bì nhựa cứng, bao bì kim loại, vì các bao bì, sản phẩm này về cơ bản đã được thu hồi hết, ít có nguy cơ tới môi trường.

Với các vật liệu có giá trị thu hồi thấp như bao bì ni lon, bao bì giấy hỗn hợp rất cần đóng góp để hỗ trợ cho nhà tái chế, nhưng giá trị Fs cần phù hợp, không cao hơn so với thế giới; ngoài ra, cần điều chỉnh Fs phù hợp cho bao bì sử dụng vật liệu tái chế để khuyến khích tái chế.

Đặc biệt các DN bày tỏ mong muốn lộ trình, phương thức triển khai EPR cần phù hợp, giảm khó khăn cho DN. Cụ thể, trong hai năm đầu (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng hình thức xử phạt.

Khảo sát nhanh đối với ngành đồ uống trong tháng 4/2023 cho thấy, 70% số DN cho biết gặp từ khá nhiều cho đến rất nhiều khó khăn với tỷ lệ tái chế bắt buộc hiện nay; 80% số DN chia sẻ về khó khăn, bao gồm hướng dẫn thực hiện, chi phí để triển khai, khó khăn trong việc tìm đơn vị tái chế, không có đủ nhân lực để thực hiện; có tới 61,9% mới biết đến các quy định EPR trong 1 năm qua.

Các DN cũng mong muốn được thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và đóng góp hỗ trợ tái chế cho một loại bao bì trong cùng năm, thay vì bắt buộc chọn một trong hai hình thức. Thực tế, nhiều loại bao bì, sản phẩm hiện chưa có giải pháp tái chế hiệu quả; hơn nữa, khi chưa có giải pháp tái chế phù hợp, thì Quỹ BVMT cũng không thể hỗ trợ cho giải pháp tái chế từ tiền đóng góp của DN.

Các Hiệp hội DN cũng kiến nghị cho phép thay đổi cách thức nộp từ tạm ứng đóng góp hỗ trợ tái chế từ đầu năm 2024, sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm 2024. Như vậy DN vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm về môi trường, đồng thời giảm được khó khăn về dòng tiền cho DN.

Đặc biệt, cần có chính sách ưu đãi cho DN sử dụng bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế. Cụ thể, đề nghị đối với phần bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế tại Việt Nam được tính hệ số điều chỉnh Fs bằng 0 và được tính là DN đã thực hiện trách nhiệm tái chế. Cần xây dựng cơ chế ưu tiên/khuyến khích đối với các loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường làm bao bì, cụ thể đề nghị được tính hệ số Fs 0,5…

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Đọc thêm

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

Giá xăng sẽ tăng tiếp vào chiều nay?

Giá xăng dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng.Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay, đưa mức giá lên trên 25.000 đồng/lít.

Giá dầu giảm phiên đầu tuần

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, 8/4, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm, sau khi tăng mạnh vào tuần qua. Hiện giá dầu Brent giảm còn 90,23 USD/thùng, dầu WTI giảm về mức 86 USD/thùng.

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng
(PLVN) - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận và đánh giá, thương mại điện tử tỉnh Cà Mau đã và đang có những bước phát triển. Năm 2023, thương mại điện tử (TMĐT) Cà Mau xếp hạng 40/63 tỉnh, thành, tăng 7 bậc so với năm trước đó...

Giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 3 liên tiếp vào chiều nay

Giá xăng có thể tăng vào chiều nay. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao. Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng vào chiều nay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.