Lo ngại bạo lực học đường

Bạo lực học đường sẽ để lại những hệ lụy dai dẳng. (Ảnh minh họa)
Bạo lực học đường sẽ để lại những hệ lụy dai dẳng. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo các chuyên gia tâm lý, hiện tượng bạo lực học đường không phải mới, song thời gian gần đây xảy ra thường xuyên hơn. Năm 2022, nhiều vụ việc bạo lực học đường gây ám ảnh dư luận.

Những sự việc đau lòng

Mới đây, chiều 11/1, ông Phạm Văn Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, quận 12, TP HCM cho biết, nhà trường đang tiến hành họp để xác minh, giải quyết vụ việc nữ sinh đánh nhau.

Theo đó, ngày 10/1, đoạn video clip dài 27 giây ghi lại cảnh hai nữ sinh đánh nhau trong nhà vệ sinh trường đã lan truyền gây xôn xao mạng xã hội. Nội dung video clip ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo trắng, đeo khăn quàng đỏ bị một nữ sinh mặc đồng phục thể dục túm tóc, dùng tay đánh liên tiếp vào mặt và đập đầu vào tường. Sự việc xảy ra trong phòng vệ sinh của trường và có nhiều nữ sinh khác chứng kiến nhưng không ai có hành động can ngăn. Diễn biến được một nữ sinh dùng điện thoại ghi lại.

Bước đầu, theo thông tin nhà trường: Sự việc xảy ra khoảng 1 tháng trước, nữ sinh lớp 8 đã đánh nữ sinh lớp 7. Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn cá nhân, nhưng các em không nói hay kể chuyện với bạn bè, thầy cô giáo, phụ huynh, mà tự hẹn đánh nhau để giải quyết.

Trước đó, ngày 26/12, dư luận cũng xôn xao khi nam sinh lớp 10A6 Trường THPT Tây Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) bất ngờ dùng vật nhọn đâm vào nam sinh 16 tuổi học cùng trường khiến nạn nhân trọng thương. May mắn sau khi được đưa đi cấp cứu, nạn nhân tạm thời qua cơn nguy kịch. Ngày 12/9, mạng xã hội xuất hiện clip 2 nữ sinh THCS bị một nhóm nữ sinh đánh bằng mũ bảo hiểm, lột đồ trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng không ai can ngăn.

Vừa qua, Công an huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố bị can đối với nữ sinh Chu Thị Thu H. (SN 2006) về tội “Làm nhục người khác”. Đau lòng hơn là trường hợp một nam sinh lớp 12 ở Hà Nam đi xe máy bị bạn học cùng trường đạp ngã, dẫn đến tử vong. Một nữ sinh lớp 10 ở Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) bị bạn học dùng mũ bảo hiểm tấn công đến mức chấn động não, cơ quan chức năng vừa có kết quả giám định tỷ lệ thương tổn cơ thể là 23%...

Có thể nói đây là những vụ bạo lực học đường rúng động trong năm qua. Xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt thường ngày, nhiều học sinh ứng xử với nhau thiếu lòng nhân ái, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Phụ huynh không thể ngoài cuộc

Bạo lực học đường dù chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” trong văn hóa ứng xử ở môi trường sư phạm nhưng hậu quả kéo theo nhiều hệ lụy khó lường cho xã hội. Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật, trong đó quy định về việc phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật nói chung và phòng, chống bạo lực học đường nói riêng. Đồng thời, Bộ GD-ĐT đã triển khai các giải pháp để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, nhưng tình trạng này vẫn không giảm.

Theo phân tích của các cơ quan chức năng về bạo lực học đường tại Thừa Thiên - Huế gia tăng gần đây, nguyên nhân chính là do sự phát triển tâm sinh lý và nhận thức của học sinh không đồng đều, nhất là giai đoạn lứa tuổi học sinh cấp 2. Một số học sinh có lối sống đua đòi và thiếu kỹ năng sống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, từ đó khiến các em dễ bị lôi kéo, kích động; dễ dẫn đến nguy cơ dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu phòng ngừa.

TS tâm lý học Đào Lê Hòa An, Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học tâm lý cho biết ông từng tư vấn tâm lý cho khoảng 20 học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường. Trong đó, một thực tế là khi bị đánh, đa phần nạn nhân không chạy mà chịu đòn. Thậm chí, các em cũng bị đe dọa im lặng nên hầu hết các sự việc chỉ được biết khi đã bị tung lên mạng xã hội. Do đó, TS An cho rằng nên tận dụng sức mạnh của công nghệ, bằng việc xây dựng thiết chế phòng tham vấn tâm lý online với đội ngũ chuyên gia tâm lý tập trung, để bất kỳ học sinh nào có vấn đề tâm lý cũng sẽ được hỗ trợ kịp thời.

Về phía phụ huynh, không nên xem nhẹ những tổn thương hay câu nói bâng quơ là trò đùa con trẻ. Cũng không thể cho rằng, bạo lực và bắt nạt là một phần bình thường của tuổi thơ. Rất nhiều phụ huynh so sánh với mình ngày xưa đã xem nhẹ hoặc lờ đi các hành vi bạo lực của con trẻ. Thế nên, không ít sự việc đau lòng đã xảy ra khôn lường, khi phụ huynh không thực sự “ở bên” trẻ, không biết con em mình đang đối diện với những vấn đề gì… PGS.TS Trần Thành Nam (ĐH QGHN) nhấn mạnh: “Đối với phụ huynh, mỗi gia đình cần quan tâm, chú ý đến con để nhận ra các dấu hiệu con bị stress hay lo lắng. Hãy chia sẻ hay gửi gắm những lời nhắn nhủ đến con khi con đến trường”.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên và hoạt động của các phòng tư vấn tâm lý học đường đã bị bỏ quên. Công tác bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực học đường được ví như quá trình đạp xe lên dốc. Nếu chúng ta thả lỏng trong thời gian dài thì cũng sẽ tụt dốc và nguy cơ về các vụ việc bạo lực đau lòng sẽ xảy ra.

Cần dạy trẻ từ mầm non về quản lý cảm xúc nóng giận

Việc quản lý cảm xúc nóng giận của trẻ, theo Thạc sĩ giáo dục Trần Thu Trang cần được giáo dục bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, để bước vào thời điểm dậy thì, những phản ứng với thầy cô, cha mẹ của các bạn trẻ sẽ trong tầm kiểm soát. Ngược lại, trước một tranh luận hoặc một tình huống phát sinh có khả năng bị đẩy lên thành mâu thuẫn, người lớn tránh việc chỉ trích nặng nề hoặc sử dụng những ngôn ngữ thiếu kiểm soát hoặc kích động tính tự tôn của các bạn trẻ. Thêm nữa, trẻ em luôn tin vào những điều các em thấy và điều này lý giải phim ảnh có nội dung bạo lực (với các chủ đề như đại ca, trùm trường học, giang hồ bảo kê…) có tác động rất lớn đến trẻ. Mạng xã hội với sự xuất hiện của “nhóm kín”, lôi kéo nhiều thanh, thiếu niên, trẻ em tham gia.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.