“Lỗ hổng” tổ chức hoạt động ngoại khóa

Có nên cho học sinh tham gia trò chơi mạo hiểm trong hoạt động ngoại khóa? (Ảnh minh họa)
Có nên cho học sinh tham gia trò chơi mạo hiểm trong hoạt động ngoại khóa? (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Hàng năm, học sinh thường có hai chuyến hoạt động ngoại khóa sau mỗi đợt sơ kết học kỳ. Hầu như năm nào cũng có những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Vừa qua, chỉ trong một ngày đã có hai học sinh tử vong khi tham gia hoạt động này.

Những sự việc đau lòng

Liên tiếp các vụ tai nạn xảy ra gần đây trong quá trình học sinh đi ngoại khóa, trải nghệm do nhà trường tổ chức. Ngày 14/1, một học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Âu Dương Lân (quận 8, TP HCM) trong quá trình tham gia đợt ngoại khóa của nhà trường đã rơi xuống vùng biển nhân tạo ở khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương tử vong. Đợt ngoại khóa này nằm trong kế hoạch hằng năm của trường. Phụ huynh học sinh tự nguyện đăng ký cho con tham gia.

Cùng ngày, một vụ tai nạn thương tâm khác cũng đã xảy ra tại Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ làm 2 học sinh Trường THPT Đông Anh, Hà Nội bị thương và 1 học sinh tử vong do toa tàu lượn trật khỏi đường ray rơi xuống.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, ngày 14/1/2021, Trường THPT Đông Anh tổ chức cho học sinh đi đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Sau khi đến Đền thờ Hai Bà Trưng, học sinh di chuyển về Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh để ăn trưa và nghỉ ngơi, đến chiều tham gia một số trò chơi có trong vé vào cửa và hoạt động nhóm để xây dựng kỹ năng mềm.

Sau bữa ăn trưa vào khoảng 12 giờ, một nhóm học sinh lớp 11A2 có tham gia trò chơi tàu lượn siêu tốc và xảy ra sự cố 2 toa tàu bị văng ra khỏi đường ray. Trên hai toa tàu đó có 3 học sinh bị thương. Nhà trường đã phối hợp với Công ty Du lịch Hùng Vương và đơn vị quản lý Đảo Ngọc Xanh đưa 3 học sinh vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy cấp cứu.

Hai học sinh tỉnh táo và được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức để kiểm tra lại, đến nay đã ổn định và đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện. Nhưng một học sinh khác bị hôn mê sâu và được bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy yêu cầu ở lại để cấp cứu nhưng đã tử vong.

Đây không phải lần đầu học sinh bị tai nạn, thương vong trong chuyến tham quan, trải nghiệm do nhà trường tổ chức. Trước đó cũng có các vụ tai nạn xảy ra và nhiều cảnh báo nguy cơ mất an toàn nếu tổ chức đi xa, địa điểm núi rừng, sông suối, ao hồ, đặc biệt là nơi có nhiều trò chơi tiềm ẩn nguy hiểm… 

Năm 2020, một học sinh lớp 12 ở Sóc Trăng bị tai nạn tử vong vì ngã xe đạp trong chuyến đi trải nghiệm ở Đà Lạt. Năm 2014, tại Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh cũng từng xảy ra tai nạn, 12 học sinh THCS ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đang chơi trên đu quay thì đu quay rơi xuống đất từ độ cao 2 m, khiến 6 em phải nhập viện. Việc tiếp tục chọn địa điểm này để đưa học sinh đi tham quan khiến dư luận đặt câu hỏi và bất an.

Theo Hiệu trưởng Trường tiểu học Âu Dương Lân, chuyến đi ngoại khóa này hoàn toàn là tự nguyện, dựa trên sự đăng ký của phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, nếu nhà trường và đơn vị tổ chức có trách nhiệm hơn, có phương án đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia thì có lẽ không xảy ra sự cố đáng tiếc như trên.

Được biết, trước đó Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các trường học khi lựa chọn địa điểm phải phù hợp với học sinh, được thống nhất và đồng thuận của phụ huynh học sinh. Phải lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ có đủ năng lực, uy tín, bố trí cán bộ giáo viên, phụ huynh cùng tham gia và quản lý học sinh bảo đảm an toàn khi tổ chức. 

Hiện Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các trường không để học sinh tham gia các trò chơi mạo hiểm, tăng cường quản lý học sinh trong thời gian tổ chức các hoạt động để không xảy ra sự cố đáng tiếc.

Thiếu “chuyên gia” an toàn?

Theo Bộ GD&ĐT, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS, THPT là hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động giúp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp…

Trong đó có phương thức khám phá là tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.

Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị - Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ luôn lấy việc đảm bảo an toàn trường học là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Chỉ trong 5 năm gần đây, đã có khoảng 20 văn bản quy phạm pháp luật như nghị định, thông tư, hướng dẫn, chỉ thị, công văn... được Bộ gửi UBND các tỉnh nhằm đôn đốc, nhắc nhở đảm bảo an toàn cho học sinh, trường học. Như vậy, dù hành lang pháp lý khá đầy đủ nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự phòng ngừa tốt nhất nhưng do khâu tổ chức thực hiện chưa tốt nên thỉnh thoảng lại xảy ra một số vụ việc đau lòng.

Các chuyên gia giáo dục chia sẻ, hoạt động tham quan, trải nghiệm là nhu cầu thực tế của học sinh và phụ huynh. Mục đích của các chuyến đi này đều có ý nghĩa, ngoài trang bị kiến thức, còn giúp học sinh được trải nghiệm cuộc sống ở những vùng đất khác nhau… 

Tuy nhiên, gần đây nhiều trường học có xu hướng cho học sinh đi chơi xa, không phải ngay tại tỉnh, thành mà học sinh đang học. Những địa điểm xa lại là những nơi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, tai nạn thương tích khi học sinh tham gia các trò chơi mạo hiểm, hay leo đồi, núi, chơi ở khu vực gần hồ, suối. Bởi lẽ, học sinh ở lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá và thích cả mạo hiểm.

Nhà trường phải tìm hiểu thật kỹ các địa điểm, phối hợp với công ty du lịch và địa điểm du lịch quản lý học sinh, đưa ra những cảnh báo ở những khu vực nguy hiểm. Hướng dẫn, yêu cầu học sinh tuân thủ các quy định và hướng dẫn của giáo viên, nhân viên tổ chức. Đối với phụ huynh, có thể tham gia góp ý các địa điểm phù hợp, thậm chí từ chối chuyến đi nếu cảm thấy không phù hợp, không an toàn.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước giáo dục phát triển họ vẫn tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, trải nghiệm… Vấn đề đặt ra là phải tổ chức một cách nghiêm túc, có sự quản lý sát sao, công khai minh bạch để tránh có sự tác động nào đó đến lựa chọn địa điểm, công ty phối hợp. Nếu cảm thấy điểm đến không thực sự an toàn thì không tổ chức.

Cũng theo các chuyên gia giáo dục, an toàn tính mạng tại trường học cần được nhìn dưới góc độ quản trị rủi ro một cách khoa học hơn. Hiện chuyên ngành an toàn trường học chưa được đào tạo, việc bảo đảm an toàn thường được kiêm nhiệm bởi phó hiệu trưởng phụ trách và giao thầy cô chủ nhiệm từng lớp chịu trách nhiệm, chưa có chuyên gia an toàn thực sự. Giáo viên không có nghiệp vụ về phòng chống, đánh giá rủi ro hay xử lý sự cố, tai nạn. 

Mặt khác, khi các trường tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa đều có kế hoạch từ trước, có văn bản xin ý kiến của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, có một thực tế, phần lớn các kế hoạch tham quan ngoại khóa chủ yếu cũng chỉ nằm trên giấy tờ, ít khi được phổ biến kỹ tới các giáo viên, học sinh ngoài những quy định chung của chuyến đi. Chưa kể, học sinh thiếu những kỹ năng cần thiết đề phòng khi sự cố xảy ra. 

Do đó, khi hoạt động ngoại khóa trở thành bắt buộc trong nhà trường thì việc nâng tính chuyên nghiệp, nghiệp vụ về an toàn rủi ro là điều không thể chậm trễ. Có như vậy, những chuyến dã ngoại mới thực sự có ý nghĩa, và là những kỷ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè sẽ còn mãi. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).