Linh ứng bí ẩn trong ngôi miếu Hai Cô

Miếu Hai Cô.
Miếu Hai Cô.
(PLO) - Nằm giữa trung tâm làng Thượng Yên, Phú Yên, Phú Xuyên, Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội, miếu Hai Cô được coi là ngôi miếu linh thiêng nhất trong vùng. Không những thế, xoay quanh ngôi miếu cổ còn chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ nhuốm đậm màu sắc tâm linh khó hiểu.

Đằng sau tên gọi miếu Hai Cô

Các cụ cao niên trong làng kể lại ngôi miếu không biết thờ phụng ai, chỉ biết miếu được lập lên từ thời nhà Trần. Ban đầu chỉ là một cái miếu nhỏ nằm giữa làng, bao quanh là đầm nước mênh mông và hoang vu.

Mãi về sau ngôi miếu liên tục xảy ra những linh ứng bí ẩn liên quan đến tâm linh, người dân trong làng mới để ý tới ngôi miếu hoang này.

Bà Nguyễn Thị Do, người quản lý ngôi miếu kể lại: “Tôi cũng chỉ được nghe các cụ mình kể lại là ngôi miếu này thờ Nhị Vị Vương Cô nhà Trần. Đó là hai cô con gái của Trần Hưng Đạo. Khi mà Trần Hưng Đạo đánh thắng trận trở về, hai cô đã cùng các quan đi đón cha mình, trên đường về hai cô cùng cha mình có ghé qua đây để đóng trại nghỉ chân. Về sau dân làng đã lập miếu thờ tại chính gò đất mà hai Cô cùng cha mình đóng trại trước kia”.

Cũng như lời bà Do, trước kia bao quanh ngôi miếu là đầm nước mênh mông. Nhiều lần đê bị vỡ nhưng nước không hề dâng ngập đến ngôi miếu. Mọi người cho rằng ngôi miếu ngự trên gò Tiên, về sau người làng mới đắp đất và mở rộng diện tích ngôi miếu.

Nhân dân trong làng nhà nào hễ có việc từ cấy cày, sinh con đẻ cái cho đến đi xa làm ăn hay xây dựng nhà cửa… cũng đều ra miếu thắp hương, cầu khấn xin Cô. Ai xin việc gì cũng thành và cho rằng ngôi miếu cực kỳ linh thiêng. Thời gian đầu ngôi miếu chưa có tên gọi chỉ biết là miếu làng.

Bà Do giải thích, tên gọi miếu Hai cô mới có gần đây, khi mà người ta liên tục chứng kiến hiện tượng hiển linh của hai cô con gái “du hành” về miếu làng.

“Cách đây cũng khá lâu, nhiều người chứng kiến sự việc kỳ lạ ở ngôi miếu này.  Đầu tiên, anh chạy xe tải, một hôm chạy xe đến giữa đường thì thấy hai cô con gái vẫy đi nhờ. Anh cũng dừng xe lại cho hai cô này đi. Đến đầu làng Thượng Yên thì hai cô xin xuống và cũng đưa tiền trả cho anh lái xe.

Anh để ý thấy hai người đi vào miếu tự nhiên không thấy người đâu nữa. Sau anh đi ăn, lấy tiền ra trả thì thấy đồng tiền hai cô vừa đưa cho mình là tờ giấy trắng. Anh này mới tìm đến làng mà hai cô con gái vừa xuống để tìm hiểu và đã kể lại cho người làng sự việc kỳ lạ này. Người làng mới linh tính đó là hai cô hiển linh, hóa thành người trần để về miếu và từ đó miếu mới có tên gọi là miếu Hai Cô”, bà Do nói.

Bà khẳng định, đây hoàn toàn là sự thật, không hề bịa đặt. Nhiều trường hợp đã chứng kiến sự việc kỳ lạ như vậy, họ đã tìm đến miếu để lễ và kể lại sự việc.

“Cô hành”

Để chứng minh sự linh thiêng của ngôi miếu, bà Do kể về trường hợp mà bà đã chứng kiến, người làng ai cũng biết. Bà nhớ lại: “Lần sửa miếu thứ hai, có một bà ở trong làng nguyện công đức một bát hương để thay bát hương cũ trong miếu vì quá nhỏ. Bà này đã lên tận Hà Nội để tìm mua bát hương. Sau khi mua xong vì bận công việc chưa mang được bát hương về miếu, bà đã gửi lại một nhà người quen ở bến xe Guột gần làng mình, nhà này vô tình để bát hương dưới gầm giường. Gửi đó một hôm, hôm sau bà về lấy bát hương và bọc vào một cái địu mang về.

Về đến miếu, ông chồng dừng xe lại để bà đưa bát hương vào miếu nhưng vừa bước xuống xe bà ngã quật xuống, bát hương vỡ ra một mảnh đâm vào cổ. Sau khi xảy ra vụ việc người làng không biết tại sao, mãi về sau họ mới biết là bát hương đó đã bị ô uế vì để dưới gầm giường và bà đã bị Cô giáng tội”.

Nhiều trường hợp người làng đụng chạm đến ngôi miếu và đã bị “cô hành”. Gần đây nhất là trường hợp của gia đình nhà bà Đào Thị Cúc. Sự việc xảy ra vào năm 2002, khi mà cậu con trai thứ ba của bà bắt đôi rắn lục cạnh miếu Hai Cô.

Bà Cúc nhớ như in khi kể lại câu chuyện: “Hôm đó nó đi qua miếu thì nhìn thấy đôi rắn lục nằm ngay cạnh miếu. Nó đã cùng một số thằng bạn bắt đem về nhà tôi. Cậu con trai lớn nhà tôi thấy thế bảo vất đi để bà nấu cám lợn. Mấy thằng thấy thế đem sang nhà hàng xóm băm chả rán ăn. Sau khi ăn xong mấy thằng ra đường tàu hát rong xin tiền. Vô tình xin đúng ông công an, xin đâu có 100 nghìn. Mấy hôm sau nữa thì không biết lý do tại sao công an đến nhà đọc lệnh bắt nó”.

Khi con bị bắt bà cùng chồng mình xoay xở khắp nơi chạy vạy cho cậu con trai.

“Mấy gia đình có con bị bắt đi xem bói, đi xem người ta mới gọi ra là mấy thằng đã bắt đôi rắn lục của Cô . Lúc đó mới té ngửa ra, ai cũng sợ hãi vì đã đụng chạm đến miếu Cô. Mấy gia đình lại tập chung đi mua lễ về trả miếu Cô, thờ tại miếu một đôi hoàng xà một năm sau mới xin Cô để hóa”, bà Cúc cho biết thêm.

Bà cho biết thêm từ ngày cậu con trai bắt đôi rắn lục ở miếu, cậu tự nhiên người bị đờ đẫn, không còn nhanh nhẹn như trước đây. Gia đình cũng nghĩ là do cậu gây tội với Cô bị Cô hành.

Linh ứng đầy huyền bí

Liên quan đến việc linh ứng hai Cô về miếu, Bà nói trong ánh mắt đầy sợ hãi: “Hôm đó hai thanh niên làng khác đi chơi cùng nhau, họ vô tình đi ngang qua làng này. Hai người đi hai xe máy, một anh đi trước, một anh đi sau. Đi đến giữa làng thì anh đi sau nhìn thấy một cô con gái tự nhiên nhảy lên xe anh đi trước.

Cậu này cố đuổi theo cậu đi trước nhưng không tài nào đuổi được, tự nhiên đi đến gần ngôi miếu thì không thấy cô con gái ngồi trên xe cậu bạn đâu nữa. Lúc này anh này mới vượt lên được cậu bạn mình và nói : “Hôm nay sướng nhá vớ được cô con gái đẹp im thin thít, chở đi không nói gì”.

Cậu bạn đi trước không biết người bạn mình nói gì, tưởng bạn mình nói đùa. Hôm sau cậu bạn đi sau về tự nhiên người ốm sốt. Gia đình bảo đưa anh đi viện, nhưng cậu bảo bố mẹ không phải đi viện mà chỉ cần ra ngôi đền ở làng bán gà, bán vịt trả lễ. Nghe theo con bà mẹ cậu đã tìm đến miếu hai Cô để lễ, về thì cậu con trai tự nhiên khỏi”. 

Bà Do khẳng định câu chuyện này có thật, chính người mẹ của cậu con trai nhìn thấy Cô về miếu kể lại. 

Một hiện tượng kỳ lạ nữa cho đến nay không lý giải được liên quan đến giếng nước cạnh ngôi miếu. “Mỗi một lần thay thủ nhang mới lại xuất hiện một đôi rắn lục ở giếng nước. Điều lạ là một trong hai con phải có một con chết và lần nào thay thủ nhang mới lại xảy ra như vậy, đây không phải là sự trùng lặp hay ngẫu nghiên. Mọi người không ai lý giải được hiện tượng lạ này”, bà Nguyễn Thị Tỵ thủ nhang ngôi miếu cho hay.

Để thay cho lời kết cho những thắc mắc khó tin về ngôi miếu Hai Cô, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Xuân Mỹ, Trưởng thôn làng Thượng Yên và ông đã cho biết: “Những vụ việc, những câu chuyện xoay quanh linh ứng ngôi miếu nhiều người đã chứng kiến. Tất cả vụ việc xảy ra ở miếu Hai Cô liên quan đến tâm linh, thần thánh khó giải đáp ẩn chứa nhiều bí ẩn. Những vụ việc đó hoàn toàn có thực còn lý giải vấn đề này thực sự khó”.

Khi những câu chuyện liên quan đến tâm linh và sự linh ứng của ngôi miếu Hai Cô chưa được giải mã thì người dân làng Thượng Yên vẫn luôn luôn tin vào sự linh thiêng của ngôi miếu. Không một ai trong làng dám mạo phạm vào cõi thiêng này./.

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.