Linh hoạt, kịp thời, làm có trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội Kiên Giang

Quang cảnh tại kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Khánh Thuỳ)
Quang cảnh tại kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Khánh Thuỳ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Kiên Giang khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh, Kiên Giang sẽ khắc phục khó khăn và tiếp tục linh hoạt - kịp thời - làm có trọng điểm để phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Ngày 26/12, Kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Kiên Giang khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 bước vào phần chất vấn. Nhiều đại biểu HĐND tỉnh đã nêu và chất vấn nhiều vấn đề được người dân và dư luận quan tâm như: Tình hình an ninh trật tự xã hội, tội phạm ở địa phương tăng; thiếu cát để làm công trình giao thông trọng điểm; thiếu thuốc vật tư y tế… Các lãnh đạo sở, ngành cũng đưa ra nhiều giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng trên, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, sẽ khắc phục khó khăn và linh hoạt – kịp thời - làm có trọng điểm để phát triển kinh tế xã hội địa phương. (Ảnh: Khánh Thuỳ)

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, sẽ khắc phục khó khăn và linh hoạt – kịp thời - làm có trọng điểm để phát triển kinh tế xã hội địa phương. (Ảnh: Khánh Thuỳ)

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Năm 2023, tỉnh Kiên Giang tiếp tục là một năm thành công trong việc phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đạt 23/24 chỉ tiêu và vượt kế hoạch được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao.

Kinh tế tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng 6,79%, cao thứ 2 từ đầu nhiệm kỳ (chỉ sau năm 2022 tăng 7,7%); đứng thứ 6/13 các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; xếp thứ 31/63 tỉnh, thành cả nước và GRDP đạt hơn 73.377 tỷ đồng, duy trì nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế và giải quyết phát sinh về chống khai thác IUU, địa phương Tăng cường tuần tra, xử lý các vi phạm về khai thác hải sản ven bờ, kịp thời ngăn chặn các vụ việc tranh chấp ngư trường.

Còn việc giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, Kiên Giang ban hành 30 quyết định để phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm trong năm 2023 nhằm xử lý tình huống. Chỉ đạo khẩn trương mua sắm thuốc, vật tư y tế cho giai đoạn 2023-2025. Đến nay, địa phương đã mở thầu mua sắm vật tư y tế tập trung, dự kiến sẽ có kết quả trong quý I-2024 để đảm bảo khám và chữa bệnh cho người dân địa phương.

“Sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, công bố 66 danh mục dự án đủ điều kiện và thực hiện xúc tiến đầu tư, trao 11 quyết định chủ trương đầu tư và ký 16 biên bản ghi với tổng giá trị 31.939 tỷ đồng. Kiên Giang sẽ tiếp tục linh hoạt - kịp thời - làm có trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội địa phương”, ông Thành nói.

Tại kỳ họp thứ 20 này, HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 dự thảo nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang - phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Khánh Thuỳ)

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang - phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 20 của HĐND tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Khánh Thuỳ)

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang thông tin: HĐND tỉnh đánh giá cao và hoan nghênh sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh. Đặc biệt, HĐND tỉnh ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của UBND tỉnh và chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ mà HĐND tỉnh đã quyết nghị tại Nghị quyết số 113 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang năm 2023.

Tuy nhiên, ông Huỳnh cho biết thêm, các mô hình canh tác giảm chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu chưa được nhân rộng nhiều. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, xây dựng giao thông nông thôn đạt thấp và giảm so cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng và tàu cá trong tỉnh vi phạm khai thác thuỷ sản ở vùng biển nước ngoài chưa được ngăn chặn triệt để.

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được khắc phục triệt để. Hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao ở cơ sở còn khó khăn về cơ sở vật chất - trang thiết bị, bộ máy quản lý điều hành, tổ chức các hoạt động và kinh phí cho hoạt động. Việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn chậm và còn tình trạng thiếu thuốc cục bộ.

“Yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc và có biện pháp, giải pháp khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế. Lãnh đạo các sở ngành cần chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát, tiếp công dân, tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và kịp thời đôn đốc việc giải quyết nhằm đem lại quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người dân”, ông Huỳnh nhấn mạnh.

Đọc thêm

37 bản làng ở Quảng Bình vẫn chia cắt do hoàn lưu bão số 4

Tàu hàng Nam Anh 69 đang bị cuốn trôi ra khu vực phao số 1 trên vùng biển cảng Gianh.
(PLVN) - Sáng 20/9, thông tin từ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết, hoàn lưu sau bão số 4 đã gây mưa to, nước lớn khiến một tàu chở hàng neo đậu ở cửa sông Gianh bị cuốn trôi tự do. Đến trưa 20/9, Quảng Bình vẫn còn 37 bản làng bị nước lũ chia cắt, cô lập.

Bạc Liêu đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước cho trẻ em

Bạc Liêu đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước cho trẻ em
(PLVN) - Sau hơn 2 tháng triển khai thi hành Luật Căn cước và tiến hành cấp thẻ Căn cước mẫu mới, toàn tỉnh Bạc Liêu đã thu nhận 45.190 trường hợp cấp thẻ Căn cước. Trong đó, có 10.093 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi, 18.056 trường hợp từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi, 17.037 trường hợp từ 14 tuổi trở lên và 4 trường hợp là người có gốc Việt Nam nhưng hiện không có quốc tịch Việt Nam.

Ấm lòng những nghĩa cử cao đẹp vùng bão lũ

Ấm lòng những nghĩa cử cao đẹp vùng bão lũ

(PLVN) - Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm, người góp sức, người lại góp những lời động viên..., tất cả đều chung một nghĩa cử cao đẹp là hỗ trợ người dân vùng lũ ở miền Bắc vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Tại Lào Cai, anh Vũ Duy Ngọc, chủ một cách sạn 4 sao, cũng đóng góp một cách rất thiết thực.