Liên Hợp quốc cảnh báo sóng nhiệt gây chết người không kém COVID-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cái nóng thiêu đốt phủ khắp bề mặt trái đất, khiến hàng triệu người và động vật thiệt mạng. Bóng râm không có tác dụng, trong khi những vùng nước nông có nhiệt độ cao hơn cả thân nhiệt con người…

Theo dự thảo báo cáo dài 4.000 trang của Ủy ban Liên chính phủ về biển đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp quốc, đây là khung cảnh về mối đe dọa từ các sóng nhiệt có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần nếu không được kiểm soát.

Những mô hình dự báo ban đầu cho rằng, tình trạng ô nhiễm carbon không kiểm soát phải mất gần một thế kỷ nữa để biến đổi khí hậu đến mức các đợt nóng vượt ngưỡng chịu đựng của con người. Tuy nhiên, dự báo mới cho rằng các sóng nhiệt gây chết người có thể diễn ra sớm hơn nhiều.

Theo đó, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cao hơn 0,4 độ so với hiện nay. Khoảng 14% dân số toàn cầu sẽ phải đối mặt với các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng theo chu kỳ 5 năm và mức độ dữ dội cao hơn nhiều so với hiện nay.

Thêm 1,7 tỷ người sẽ chịu ảnh hưởng nếu mức tăng chạm ngưỡng 2 độ C. Chịu tác động nặng nhất sẽ là các đại đô thị ở những nước đang phát triển, từ Karachi đến Kinshasa, Manila đến Mumbai, Lagos đến Manaus.

Không chỉ mức tăng nhiệt độ gây hại, các sóng nhiệt sẽ càng nguy hiểm khi kết hợp với độ ẩm cao. Nói cách khác, nền nhiệt cao và độ ẩm thấp sẽ dễ sinh tồn hơn mức nhiệt thấp hơn nhưng đi kèm độ ẩm cao. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao này được gọi là nhiệt độ cầu ướt (TW).

Giới chuyên gia cho rằng người trưởng thành khỏe mạnh không thể sinh tồn nếu nhiệt độ cầu ướt vượt mức 35 độ C, ngay cả khi luôn ở trong bóng mát và có nguồn tiếp nước không giới hạn.

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ nguy hiểm của nhiệt độ cầu ướt ở ngưỡng thấp hơn nhiều so với mức 35 độ C, nhất là với người già và trẻ nhỏ. Nghiên cứu của Viện Đánh giá và Chỉ số sức khỏe (IHME) có trụ sở tại Mỹ cho thấy hơn 300.000 người đã chết vì những lý do liên quan đến nắng nóng trên toàn thế giới trong năm 2019.

Khoảng 37% trong số này, tương đương 100.000 ca tử vong, có thể liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, theo nhóm nghiên cứu tại Trường Vệ sinh và Y khoa nhiệt đới London có trụ sở tại Anh. Tỷ lệ này là trên 60% ở một số nước như Brazil, Peru, Colombia, Philippines, Kuwait và Guatemala… Phần lớn những ca tử vong trên có thể bắt nguồn từ sốc nhiệt, trụy tim và mất nước vì đổ mồ hôi quá nhiều, trong đó nhiều cái chết có thể được ngăn chặn.

Khu vực châu Phi hạ Sahara rất dễ tổn thương trước các đợt sóng nhiệt, chủ yếu bởi đây là vùng ít được chuẩn bị để ứng phó với khí hậu cực đoan. Khu vực Trung Á và miền Trung Trung Quốc có thể đối mặt với nhiệt độ cầu ướt cực đoan và nguy cơ sóng nhiệt vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người, báo cáo của IPCC cảnh báo.

Địa Trung Hải cũng là khu vực sẽ phải đối mặt với những đợt nóng chết người. “Khoảng 200 triệu người ở châu Âu sẽ gặp nguy cơ cao vào giữa thế kỷ 21 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C trước năm 2100”, báo cáo có đoạn viết…

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.