Lê Hưng Dũng - Vị Thẩm phán gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chức trách

Thẩm phán, Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận Lê Hưng Dũng.
Thẩm phán, Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận Lê Hưng Dũng.
(PLVN) - Trung thực, khách quan, cẩn thận trong quá trình giải quyết án,chú trọng phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án, ..chính là chìa khóa thành công của Thẩm phán, Chánh án Tòa án Nhân dân ( TAND) tỉnh Ninh Thuận Lê Hưng Dũng. Ông là một trong 96 cá nhân điển hình tiến tiến được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước TAND lần thứ IV ( ngày 28/10/2020, tại Hà Nội).

Nỗ lực, phấn đấu hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ

Năm 2014, Thạc sĩ luật, Thẩm phán Lê Hưng Dũng ( SN 1970, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm ( PR-TC) giữ chức vụ Chánh án TAND Tp PR-TC, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thụ lý, giải quyết các loại án, công tác thi hành án phạt tù, công tác hành chính tư pháp, công tác Đảng, đoàn thể và trực tiếp giải quyết các loại án được phân công. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người cán bộ Tòa án là phải luôn “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, ông Lê Hưng Dũng đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với cương vị Chánh án, ông thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng giáo dục chính trị cho cán bộ công chức và người lao động trong đơn vị, theo dõi chặt chẽ tiến độ giải quyết án, kịp thời có biện pháp tháo gỡ ngay những khó khăn về chuyên môn, sắp xếp, phân công công việc hợp lý, bố trí công việc phù hợp nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi cán bộ, công chức.

Từ tháng 9/2018, ông Lê Hưng Dũng được bổ nhiệm Phó Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận, phụ trách Tòa Dân sự; Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án hình sự; công tác thanh tra, kiểm tra và một số Ban trong đơn vị. Ở vị trí mới, ông luôn chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ để đẩy nhanh tiến độ giải quyết án; đồng thời tham mưu Chánh án giải quyết nhiều công việc của cơ quan; chủ động phối hợp với Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Phòng Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát Tòa án nhân dân cấp huyện,...

Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, vào tháng 8/2020, ông Lê Hưng Dũng được bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận.

Thẩm phán, Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận Lê Hưng Dũng chủ trì một phiên tòa.

Thẩm phán, Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận Lê Hưng Dũng chủ trì một phiên tòa.

Trong quá trình công tác, ông Lê Hưng Dũng đã trực tiếp giải quyết 580/609 vụ án các loại. Tỷ lệ giải quyết đạt 95%, chất lượng giải quyết án luôn được đảm bảo, không có án bị hủy do lỗi chủ quan, không có án oan, không bỏ lọt tội phạm, không có án quá hạn luật định,... Bình quân giải quyết 9.3 vụ/tháng; đã ban hành 735 quyết định thi hành án phạt tù, đạt tỷ lệ 100%,... Ngoài ra, còn giải quyết 44 đơn khiếu nại và 03 đơn tố cáo, tổ chức 04 phiên tòa rút kinh nghiệm,…Năm 2015, ông được Tòa án tối cao công nhận “Thẩm phán giỏi”, năm 2018 công nhận danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”. Năm 2017 được đài Phát thanh và truyền hình Ninh Thuận chọn để đưa tin nhân rộng điển hình tiên tiến trong toàn tỉnh.

Nhận xét về Thẩm phán Lê Hưng Dũng, Ông Vũ Chung Kiên, Trưởng phòng tổ chức cán bộ, TAND tỉnh Ninh Thuận cho biết : Đó là một người lãnh đạo luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được phân công. Bản thân ông đã trực tiếp xét xử có chất lượng các loại vụ án, không có án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan, luôn linh hoạt trong công tác lãnh đạo, quản lý, tìm tòi, đổi mới phương pháp lãnh đạo, tổ chức quản lý, điều hành Tòa án hai cấp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất; tạo dựng được mối quan hệ công tác dân chủ, cởi mở với đồng chí, đồng nghiệp; không có biểu hiện độc đoán, mất dân chủ,...

“Bản thân luôn phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người Thẩm phán, luôn tự cập nhật thông tin để nắm bắt đầy đủ, kịp thời, sâu sát bao gồm kiến thức chuyên ngành và kiến thức xã hội, tăng cường trao đổi học thuật từ các nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, trao đổi, tranh luận về pháp luật, án lệ.... nhằm hỗ trợ cho việc áp dụng pháp luật đúng trong công tác giải quyết các loại án.” ông Lê Hưng Dũng chia sẻ.

Thẩm phán có nhiều đề tài, sáng kiến giá trị

Với tinh thần không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, Thẩm phán Lê Hưng Dũng luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến được các cấp công nhận và áp dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ năm 2015 đến 2016, ông có nhiều đề tài, đề án, gồm: “Nâng cao kĩ năng xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” đưa ra những giải pháp để tránh nhầm lẫn, trùng lắp hoặc bỏ sót khi xét hỏi tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính - tư pháp trong đơn vị Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm”: đưa ra một số giải pháp đối với hoạt động tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn tại Tòa án. Xây dựng quy trình phân công thụ lý, giải quyết các vụ, việc, hoạt động lưu trữ và cấp sao lục bản án cho công dân, các cơ quan, tổ chức, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý phân công án cho các Thẩm phán, theo dõi thời hạn giải quyết án tránh để án quá hạn luật định, mô hình cải cách hành chính tư pháp,.. đã được công nhận và nhân rộng đến Tòa án hai cấp.

Đáng ghi nhận là các Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác trong đơn vị thành phố Phan Rang - Tháp Chàm”( năm 2017): đưa các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng đã được áp dụng có hiệu quả tại TAND Tp PR-TC và nhân rộng đến Tòa án hai cấp; “Một số giải pháp nâng cao chất lượng phiên tòa rút kinh nghiệm trong TAND hai cấp tỉnh Ninh Thuận” (năm 2018) ; “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ các vụ án hành chính sơ thẩm” ( năm 2019) và Đề án “Sắp xếp tinh gọn một số phòng giúp việc tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận” đã được áp dụng để chỉ đạo các Thẩm phán, được Hội đồng sáng kiến nhân rộng đến Tòa án hai cấp.

Thẩm phán, Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận Lê Hưng Dũng làm việc với các bộ phận liên quan.

Thẩm phán, Chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận Lê Hưng Dũng làm việc với các bộ phận liên quan.

Liên tục trong 5 năm, từ 2015 - 2019, Thẩm phán Lê Hưng Dũng đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở. Ngoài ra, ông còn được Chánh án TANDTC trao danh hiệu Thẩm phán giỏi năm 2015 và Thẩm phán tiêu biểu năm 2018.

Gương mẫu, chăm lo các phong trào

Với vai trò là Bí thư Chi bộ TAND Tp PR- TC và Bí thư Đảng ủy TAND tỉnh Ninh Thuận, Lê Hưng Dũng luôn đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn thể cán bộ công chức; lãnh đạo các đoàn thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; thực hiện tốt chế độ và nội dung sinh hoạt, đảm bảo tính lãnh đạo, giáo dục và chiến đấu trong cơ sở đảng. Với sự lãnh, chỉ đạo sâu sát, linh hoạt của ông từ năm 2014 – 2020, Chi bộ TAND Tp PR- TC đều đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, “Cơ quan văn hóa”, “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” và “Chi đoàn vững mạnh”; Đảng bộ TAND tỉnh Ninh Thuận đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” “Cơ quan văn hóa”, “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” và “Chi đoàn vững mạnh”. Ngoài ra, Thẩm phán Lê Hưng Dũng luôn chú trọng công tác Hội, Đoàn thể với nhiều hoạt động phong phú như tổ chức trao quà cho phụ nữ và trẻ em nghèo huyện Bác Ái trị giá 30 triệu đồng; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, kêu gọi các tổ chức cá nhân trong công tác từ thiện xã hội như kêu gọi các công ty như công ty Sam - Cô hoạt động thiện nguyện hơn 1 tỷ đồng, cùng với nhóm hoạt động thiện nguyện phát quà cho học sinh nghèo trị giá 120 triệu đồng, tặng quà cho nhân dân huyện đảo Trường Sa 50 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng 02 căn nhà đại đoàn kết trị giá 80 triệu đồng,...

Trải qua nhiều năm làm công tác Tòa án, Thẩm phán Lê Hưng Dũng luôn tâm niệm rằng: Thẩm phán phải là những chiến sỹ kiên trung trên mặt trận đấu tranh bảo vệ pháp chế, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật; gương mẫu, đi đầu trong thực hiện trách nhiệm nêu gương, bền bỉ thắp sáng tinh thần “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”. Đó là các tiêu chí mà ông không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng, phát triển hệ thống Tòa án trong giai đoạn mới .

Với sự đóng góp của Thẩm phán Lê Hưng Dũng, từ năm 01/10/2014 đến 30/8/2018, Tòa án Phan Rang-Tháp Chàm đạt danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”; “Cờ thi đua Chính phủ”, chất lượng giải quyết án luôn đảm bảo, không để án tồn quá hạn luật định. Bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết hơn 8,5 vụ/tháng. Từ năm 2016 – 2018 Tòa án thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã giải quyết 4,081/4,351 vụ, đạt tỷ lệ 93,7%; Án hủy, sửa chủ quan 15,5 vụ chiếm tỷ lệ 0,37%, hòa giải thành 2.321/3.650 vụ, chiếm tỷ lệ 64%.

Năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận giải quyết 259/352 vụ, chất lượng giải quyết, xét xử ngày càng được nâng cao, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán thấp; Chất lượng xét xử án hình sự trong năm qua đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có án oan, không bỏ lọt tội phạm; đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

Trong năm 2020, TAND tỉnh đã giải quyết 268/323 vụ, việc đã thụ lý các loại, đạt tỷ lệ 83 %. Chất lượng giải quyết, xét xử ngày càng được nâng cao, tỷ lệ các bản án, tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chiếm tỷ lệ 1,8%.

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.