Lãnh đạo Việt Nam-Philippines mong muốn thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông

Lãnh đạo Việt Nam-Philippines mong muốn thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông
Tại cuộc gặp sau lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 tổ chức ơ Vientiane (CHCDND Lào), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982...

Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo hai nước. Hai bên khẳng định coi trọng mối quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines, bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.

Tổng thống Duterte nhấn mạnh Việt Nam vừa là nước láng giềng khu vực, vừa là người bạn thân thiết của Philippines, cảm ơn Việt Nam đã hợp tác với Philippines đảm bảo an ninh lương thực khi Philippines gặp khó khăn, thiên tai; bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược; mở rộng hợp tác trong phòng, chống buôn bán người, bảo vệ lao động di cư và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982; nhất trí cùng hợp tác để phấn đấu cho các mục tiêu đó.

Nhấn mạnh hai nước thời gian tới sẽ ưu tiên đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên hợp tác gạo với Philippines. Chính phủ Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Philippines tăng cường đầu tư tại Việt Nam.

Tổng thống Durtete khẳng định Philippines hoan nghênh và sẽ bảo hộ các quyền lợi của nhà đầu tư và công dân Việt Nam sang làm ăn sinh sống tại Philippines.

Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Philippines làm Chủ tịch ASEAN trong năm 2017, tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế ASEAN và các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời Tổng thống Duterte thăm chính thức Việt Nam. Tổng thống Duterte đã vui vẻ nhận lời.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Thủ đô Vientiane (CHCDND Lào) dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan vào trưa nay, 6/9.

Trước lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến thân mật với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Lào đã tổ chức thành công các hội nghị quan trọng của ASEAN trong năm 2016, đánh giá cao Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN đã có những đóng góp tích cực đối với hợp tác ASEAN, nhất là trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.