Tham dự có ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Đỗ Trần Thịnh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; cùng 20 đại diện nông dân, hợp tác xã tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh.
Theo ông Đỗ Trần Thịnh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tập trung nghiên cứu, tham mưu giải quyết các kiến nghị, đề xuất của nông dân. Đến nay, các sở, ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đồng thời tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết cơ bản hầu hết nội dung theo ý kiến đề xuất của hội viên, nông dân. Trọng tâm là chỉ đạo ngành, các cấp tập trung huy động các nguồn lực triển khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội cho cư dân nông thôn; vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là những nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi COVID-19…
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát biểu ý kiến. |
Tại Hội nghị, đại diện các hội viên, nông dân đặt ra các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, các chính sách phát triển kinh tế tập thể, liên kết tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, chế biến thủy sản, quy hoạch vùng trồng và vùng nuôi. Qua đó nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và tình hình an ninh trật tự ở nông thôn.
Bên cạnh đó, các sở, ngành có liên quan cũng chủ động tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của hội viên, nông dân với nội dung khá đầy đủ, kịp thời; phát huy hiệu quả việc quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các hợp tác xã, nông dân. Góp phần nâng cao chất lượng kiến nghị của hội viên, nông dân trong thời gian tới để phát triển kinh tế - xã hội của Kiên Giang.
Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị. |
Kết luận Hội nghị, ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan và địa phương tạo điều kiện để nông dân được tiếp cận, hưởng lợi các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tuyên truyền, phát động, nhân rộng cách làm hay, mô hình hiệu quả để nông dân tham gia học hỏi áp dụng vào sản xuất, tăng thu nhập, phát triển kinh tế thực sự bền vững.
Trong chỉ đạo sản xuất, tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, Đề án phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; các địa phương cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã tích cực tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao do Bộ nông nghiệp – PTNT triển khai trên địa bàn tỉnh...; tăng cường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để giới thiệu, đưa sản phẩm nông sản của người nông dân, chủ thể OCOP đến với người tiêu dùng. Đặc biệt, trên các kênh thương mại điện tử...
Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thông qua xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với triển khai các chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ nông dân xây dựng nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là đối với các hành vi xả thải thẳng ra môi trường nguồn nước thải, chất thải, khí thải chưa qua xử lý...
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng 20 phần quà sản phẩm OCOP cho Hợp tác xã và nông dân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. |